Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ

Đề bài: Hình ảnh những chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay và tiêu biểu nhất viết về đề tài chiến tranh, đề tài những người lính lái xe trong văn học Việt Nam chống Mĩ. Bài thơ nói về hình tượng quả cảm, quyết tâm, nhưng cũng vô cùng lạc quan, chủ động của những người lính lái xe, đồng thời cũng đưa vào trong văn chương một hình ảnh hoàn toàn mới lạ, độc đáo mà trước đó chưa từng xuất hiện trong văn học, đó chính là những chiếc xe không kính.

Hình ảnh những chiếc xe không kính cùng với hình tượng của những người lính lái xe là những hình ảnh chính, hình ảnh trung tâm của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hình ảnh những chiếc xe không kính không chỉ tạo ra những nội dung mới mẻ, độc đáo cho bài thơ mà nó còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan cùng tinh thần quyết tâm của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:

“Không có không phải xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Mở đầu bài thơ là lời tự thuật đầy hài hước của người lính lái xe về cái khốc liệt của chiến tranh. Những đoàn xe cứu viện của cả nước với miền Nam ruột thịt đã vấp phải sự ngăn cản vô cùng quyết liệt, khủng khiếp của đế quốc Mĩ, chúng đã dùng bom đạn để phá hủy đi thành quả chi viện của cả nước. Và trong không khí mưa bom bão đạn ấy, những chiếc xe- phương tiện vận chuyển đã bị tàn phá nặng nề, không chỉ biến dạng về hình dáng mà những tấm kính trên thân xe đều bị phá hủy hoàn toàn “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Đối lập với những tàn phá của bom đạn đó chính là tinh thần lạc quan, kiên cường của những người lính lái xe, nổi bật lên đó chính là sự ung dung cùng sự quyết tâm hơn người “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” nghĩa là họ không hề hoảng sợ hay phân tâm bởi sự phá hủy ấy.

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”

Đến khổ thơ thứ hai, tác giả đã gợi ra hình ảnh của hai con đường,một là hiện thực, một là con đường trong trái tim của những người lính lái xe. Không có kính khiến cho những cơn gió lùa vào buồng lái, làm đôi mắt của những người lính cay xè. Nhưng cũng vì không có kính nên họ nhìn rõ nét hơn, chân thực hơn một con đường trong tim, đó chính là con đường tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng hành cùng với những người lính lái xe còn là những cánh chim và sao trời, những hiện tượng của tự nhiên đầy thơ mộng ấy đã tạo nên chất thơ trong tâm hồn của những người lính.

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Không có kính tạo ra rất nhiều gian khổ cho những người lính lái xe nhưng đó không thể tạo ra được những trở ngại trong tinh thần của những người lính ấy. Quân địch chỉ có thể tàn phá được những chiếc xe nhưng càng đốt lên ngọn lửa căm thù, ngọn lửa quyết tâm của những người lính trong chiếc xe ấy. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, bởi trong xe có một trái tim.

Mời các em học sinh tham khảo thêm những bài văn mẫu hay liên quan:

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí ( Chính Hữu) và Bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính ( Phạm Tiến Duật)