Em hãy so sánh sáu câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân

Đề bài: So sánh cảnh xuân trong 6 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối để thấy được cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận động

Thiên nhiên là đề tài khá quen thuộc trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn học trung đại của Việt Nam. Cũng viết về đề tài tưởng chừng như quá quen thuộc đó nhưng đến mình, đại thi hào Nguyễn Du đã có những chấm phá vô cùng độc đáo khiến cho bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong Truyện Kiều không chỉ rạng rỡ, tinh khôi mà còn tràn đầy nhựa sống, chứa đựng được cả những tâm tư, cảm xúc của con người trong không gian ấy. Ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích Cảnh ngày xuân.

“Cảnh ngày xuân” nằm ngay sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em thúy Kiều. Điều làm nên sự đặc biệt, mới lạ trong bức tranh mùa xuân của đại thi hào Nguyễn Du, đó chính là cường độ cảm xúc của con người thấm đượm, hòa nhập vào từng cảnh vật của ngày xuân, bởi vậy bức tranh mùa xuân không chỉ là cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời mà đó còn là bức tranh tâm trạng của người thưởng ngắm bức tranh ấy, tức là chị em Thúy Kiều.

 

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp bằng điểm nhìn của thời gian, của cảnh sắc nên thơ, trữ tình:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Én là một loài chim được coi là biểu tượng của mùa xuân, khi những cánh én bắt đầu bay liệng trên bầu trời cũng là lúc con người nhận biết ra mùa xuân đã về. Ở đây Nguyễn Du đã so sánh hình ảnh của mùa xuân với những cánh chim én “Ngày xuân con én đưa thoi”, câu thơ vừa tả cảnh, vừa ngụ ý mùa xuân trôi qua nhanh quá. “Thiều quang” là ánh sáng đẹp, tức là nói đến ánh sáng của mùa xuân.  “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” ý chủ chín chục ngay xuân, mà nay đã ngoài sáu mươi, tức là qua tháng giêng, tháng hai và bước qua tháng ba.

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nếu ở câu thơ trên có thể hiện được sự nuối tiếc của nhà thơ trước sự chảy trôi nhanh chóng của những ngày xuân thì đến câu thơ này, sự nuối tiếc dường như đã lùi lại ra phía sau để nhường chỗ cho sự cảm nhận bức tranh đầy màu sắc của sự sống, bức tranh mang tên mùa xuân. Cỏ non tươi xanh mơn mởn trải dài ra ngút tầm mắt, mà trong cảm nhận của Nguyễn Du thì nó kéo dài đến vô tận về phía chân trời “tận chân trời”.

Điều đó cũng có nghĩa nhà thơ đặt điểm nhìn của mình trên mặt đất, một địa điểm có thể chứng kiến toàn bộ cảnh sắc tươi non, tràn trề nhựa sống của ngày xuân. Trên nền xanh vô tận của cỏ non được điểm xuyết bởi sắc trắng của những nhành hoa lê, màu xanh gợi ra sự sống, sự sinh sôi bất tận thì sắc trắng của hoa lê lại gợi ra sự tinh khôi, trong sáng của ngày xuân.

“Thanh xuân trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Mùa xuân không chỉ là mùa của sự sống mà đó còn là mùa của những lễ hội, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là Thanh minh. Không khí náo nức của lễ hội càng làm cho bức tranh của ngày xuân thêm rộn rã, tấp nấp. Không khí buổi sáng càng tấp nập, rộn rã bao nhiêu thì khi trời đổ về chiều càng ảm đạm, buồn bã bấy nhiêu:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Không khí về chiều trở nên nao nao, trầm buồn vì không khí ngày xuân, không khí lễ hội đã lùi về sau, tâm trạng của chị em Thúy Kiều phần nào phản ánh thông qua bức tranh mùa xuân khi chiều tà, có chút tiếc nuối, có sự trầm xuống của cảm xúc để cảm nhận nhịp sống khi chiều buông.

Tham khảo thêm những bài viết có liên quan:

Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều Nguyễn Du 

Đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

sách, văn mẫu, kiến thức online