Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cây vải thiều quê em
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo làm nghề nông nghiệp nên từ nhỏ em đã có điều kiện tiếp xúc với những con vật, những loài cây đặc trưng của miền quê Việt Nam. Ngoài cây lúa, các loài cây lương thực thực phẩm như: ngô, khoai, sắn….thì quê hương em còn trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác, có thể kể tên như: xoài, cam, ổi, mãng cầu, thanh long…. Nhưng loài cây mà quê hương em trồng nhiều nhất mà nhắc đến tên loài cây này thì người ta sẽ nghĩ ngay đến quê hương em. Đó chính là trái vải thiều.
Quê hương em là một vùng quê nghèo nằm ở tỉnh Bắc Giang, ở đây, mọi người ngoài trồng trọt, canh tác cây lúa nước, phát triển nông nghiệp như bao vùng quê khác thì quê hương em còn phát triển nghề trồng cây ăn quả. Có rất nhiều loài cây ăn quả được trồng ở quê em, nhưng loài cây được trồng phổ biến nhất, nhiều nhất chính là cây vải thiều. Đất đai quê em tuy không được màu mỡ, tươi tốt như các vùng quê khác nhưng lại vô cùng thích hợp đẻ trồng cây vải thiều.
Cây vải thiều hay còn có tên gọi khác là cây lệ chi, đó là một cây ăn quả nổi tiếng ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Trên khắp các vùng miền đều có thể trồng được vải vì đây là một loài cây khá dễ sống, dễ trồng. Nó có thể thích nghi trên mọi loại đất, đặc biệt phát triển tốt trên đất phù sa mùa mỡ. Tuy nơi nào cũng trồng được vải thiều nhưng không phải hương vị vải ở vùng quê nào cũng giống nhau. Như Bắc Giang quê em nổi tiếng với đặc sản vải thiều vì do các yếu tố như đất đai, nguồn nước, khí hậu ở quê hương em đều thích hợp phát triển cây vải thiều nên chúng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và những trái vải thơm ngon, mọng nước tạo ra hương vị đặc trưng mà những vùng quê khác không có được.
Cây vải thiều là cây ăn quả thân gỗ, khi cây trưởng thành thì có thể cao từ năm đến mười mét, cây có rất nhiều cành, tán cây khá um tùm nên ngoài cho thu hoạch trái thì cây vải thiều còn dùng để che nắng, che mưa rất tốt. Khi trời nắng, đứng trú ở dưới gốc cây vải thiều sẽ mang lại một cảm giác khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Lá của cây vải dẹt và dài, mặt lá bóng bẩy, vân lá rõ ràng, lá vải thường mọc theo cành, một cành lá nhỏ khoảng từ bảy đến mười chiếc lá. Lá vải thiều có màu xanh lục, thân cây màu nâu và thường sần sùi. Khác với lá và thân cây, quả vải khi chín lại có màu đỏ ối vô cùng bắt mắt, hương thơm khi chín của vải thiều có thể làm xao xuyến bất cứ ai, dù là khó tính nhất.
Để phát triển thành quả vải thì phải trải qua cả một quá trình, trước hết thì cây vải thiều sẽ ra hoa, những bông hoa vải màu trắng nhỏ li ti và nở thành chum, loài hoa này không có mùi nhưng khi chúng nở rộ nhìn vô cùng đẹp mắt, sau khi hoa rụng thì kết thành những quả nhỏ, khi này quả vải thiều có màu xanh, nếu ăn lúc vải chưa chín thì sẽ thấy có vị chát, vị chua, nhưng chỉ khoảng nửa tháng sau, khi quả vải thiều đã chín thì chúng lại chuyển sang màu đỏ ối, quả to khoảng bằng hai, ba đầu ngón tay, hình dáng của nó tương đối giống quả dâu nhưng tròn hơn, da nó sần sùi, nổi lên những đường vân như vẩy của con cá nhưng nhỏ li ti.
Lúc vải được thu hoạch thì chúng có một mùi thơm vô cùng hấp dẫn, chúng không thơm lừng như những loài quả khác mà hương thơm dịu ngọt vô cùng dễ chịu. Vải là loại quả thanh mát, nhưng khi ăn quá nhiều sẽ bị nóng, nhưng hương thơm dịu ngọt của nó đã làm biết bao nhiêu người say mê, yêu thích, nó đã trở thành một loại hoa quả hàng đầu mà người ta lựa chọn mỗi khi mùa hè về. Vải sau khi thu hoạch sẽ được bó thành trùm và mang đi bán, đặc biệt vải quê em vì có hương vị đặc trưng và được những người thương nhân khắp nơi về thu mua để mang về địa phương mình bán, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân.
Không chỉ có thương nhân trong nước mà thương nhân nước ngoài cũng sang thu mua và mang về nước của mình. Do đặc trưng khí hậu nóng ẩm nên cây vải chỉ phát triển ở Việt Nam, nên vải thiều trở thành đặc sản ở các đất nước khác và được mua với giá rất cao. Em nghe các bác kể lại rằng khi xưa có một bà hoàng hậu người Trung Quốc rất thích ăn vải thiều ở Việt Nam nên năm nào cũng sai người sang mua lại rất nhiều vải về nước của mình. Ngày nay cũng vậy, các thương nhân người Trung Quốc thu mua rất nhiều, đôi khi là mua cả vườn để có đủ số lượng mang về.
Bán vải mang lại thu nhập cao cho người dân quê em bên cạnh việc trồng lúa nước, vì vậy đã có rất nhiều gia đình đã trồng vải thiều trên một quy mô rất lớn, và lấy đó làm thu hoạch chính cho gia đình của mình. Ngoài bán vải tươi thì người ta còn sấy vải khô để bán, những quả vải khô sẽ nhẹ hơn rất nhiều nên giá thành cũng cao hơn, đặc biệt là hương vị thơm ngon càng thêm đậm đà, có thể dùng để tiếp khách, dùng dần trong khoảng thời gian rất dài, hoặc cũng có thể dùng để ngâm rượu chữa bệnh.
Cây vải có rất nhiều lợi ích và công dụng, hơn hết là nó có thể mang lại thu nhập cho người dân quê em, nhờ trồng vải thiều mà người dân quê em cải thiện được cuộc sống một cách rõ rệt. Em vô cùng yêu thích loài cây này, ngon ngọt thanh mát lại có hiệu quả kinh tế cao.
Trên đây là bài văn tả cây vải thiều. Xem thêm những bài văn mẫu hay
Leave a Reply