Em hãy viết thư trao đổi với bạn về kinh nghiệm học môn ngữ văn

Đề bài: Em hãy viết thư trao đổi với bạn về kinh nghiệm học môn ngữ văn của mình

Nam thân mến!

Có lẽ, cậu không biết lý do vì sao khi tớ gửi lá thư này cho cậu. Cậu cũng biết rồi đấy, tớ là người ngồi cùng bàn với cậu từ đầu năm học lớp 6 đến giờ. Qua những giờ kiểm tra Văn trên lớp tớ thấy điểm số của cậu không được cao mặc dù cậu học rất chăm chỉ. Tớ viết lá thư này để tớ chia sẻ cho cậu những kinh nghiệm học Văn của tớ, hy vọng rằng nó giúp ích được cho cậu, không chỉ đối với môn Ngữ văn mà đó có thể là những môn học khác trong chương trình học của chúng ta.

Chúng ta ai cũng biết rằng, cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt và không hề phong phú chút nào khi thiếu môn Ngữ văn, nó là một hành trang vô cùng vững chắc cho chúng ta bước vào đời. Văn học giúp chúng ta yêu quê hương đất nước của mình hơn, hiểu rõ những giá trị chân chính trong cuộc sống này. Một nhà văn Nga đã từng viết: “ Văn học là nhân học”. Đó chính là những gì mà Văn học muốn gửi gắm đến con người. Học văn chính là học cách làm người.

Muốn học tốt Ngữ văn, chúng ta cần:

Thứ nhất, cậu phải xây dựng cho mình một niềm yêu thích đối với môn Ngữ văn. Không phải ai cũng có thể học tốt được môn học này, thực tế đã chứng minh điều đó. Khi bạn yêu thích nó, thì mọi hoạt động hằng ngày của bạn sẽ tự tìm đến nó, không có sự ràng buộc, bạn sẽ tiếp thu tri thức một cách tự nhiên. Khi yêu thích, bạn sẽ thường xuyên đọc sách, nghiên cứu và suy nghĩ, tự dưng trong bạn sẽ có một tâm hồn văn học đặc thù, những kiến thức đó sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt vào trong bài văn của mình. Chỉ cần có đam mê, chúng ta có thể làm những gì mình muốn.

Thứ hai, thường xuyên đọc nhiều thể loại văn học, cập nhật thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, điều đó giúp bạn có những kiến thức phong phú và cách dùng từ, đặt câu. Nhiều bạn khi viết văn rất lúng túng, không biết viết cái gì bởi lẽ vốn từ vựng của họ rất ít, không đủ dùng vì vậy nó cản trở đến quá trình làm văn của họ.

Thứ ba, khi đã có niềm đam mê và tri thức nhất định, bạn phải xây dựng cho mình một định hướng cụ thể trong bài văn của mình, bạn phải học tốt phân môn Tiếng việt và xây dựng văn bản trong khi viết bài tập làm văn. Khi học Tiếng Việt phải chú ý thực hành và thực hành từ những bài tập đơn giản đến những bài tập phức tạp. Chú ý những từ loại, các kiểu câu, và cứ sau mỗi bài tập làm văn, thì bạn phải lọc những câu sai từ, sai câu để sửa nhằm tránh lặp lại những lỗi ấy trong các bài tập làm văn tiếp theo. Dĩ nhiên, lúc đầu bạn sẽ rất khó khăn, mắc lỗi rất nhiều, nhưng khi làm quen với nó thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng. Khi mắc lỗi, bạn có thể nhờ cô giáo giúp để sửa lỗi, những lúc như vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn.

Thứ tư, cần phải lập dàn ý trước khi làm một bài văn. Nếu bạn không lập dàn ý, bạn sẽ không biết ý nào sắp xếp trước, ý nào sắp xếp sau, từ đó bài văn của bạn rất lộn xộn, thiếu ý. Trong dàn bài phải chia ra những luận điểm, luận cứ, xác định luận điểm nào phải xoáy sâu trọng tâm. Luận điểm nào là luận điểm phụ. Và khi viết văn thì theo dàn bài để tránh lặp ý hoặc thiếu ý. Quá trình làm văn thì em nên huy động nhiều kiến thức đã học một cách đa dạng, phong phú để tránh việc lặp đi lặp lại một ý đơn điệu.

Thứ năm, đối với phần đọc hiểu văn bản, đây là nền tảng để cho bạn làm văn, vì vậy, bạn cần phải đọc kĩ văn bản, hiểu rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Trên đây là những kinh nghiệm của tớ muốn chia sẻ cho cậu, sở dĩ tớ không nói trực tiếp mà viết thư vì như vậy có cậu nhớ lâu hơn và lúc nào quên, cậu có thể xem lại nó một cách dễ dàng.

Bạn của Nam,

Khánh

  TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VIET THU TRAO DOI VE KINH NGHIEM HỌC MON NGU VAN                               

 VIẾT THƯ TRAO ĐỔI VỀ KINH NGHIỆM HỌC MÔN NGỮ VĂN      

 EM HAY VIET THU TRAO DOI VE KINH NGHIEM HỌC MON NGU VAN                               

EM HAY  VIẾT THƯ TRAO ĐỔI VỀ KINH NGHIỆM HỌC MÔN NGỮ VĂN