Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Đề bài: Em hãy nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó chủ yếu là các đề tài phê phán xã hội cũ đương thời, một xã hội thối nát luôn kìm chặt con người. Nổi bật lên trong những bài đó là bài Thương Vợ.

Bài thơ đã mang đậm chất trào phúng, ngay trong khổ thơ đầu, tác giả đã thể hiện một cuộc sống vất vả của người nông dân Việt, quanh năm làm ăn vất vả, nơi sinh sống ở mom sông, buôn bán để lấy tiền sinh sống, số tiền kiếm được cũng chỉ đủ để nuôi con với chồng, không có của ăn của để, cuộc sống tất bật nhưng vất vả và cũng chả có được một cuộc sống hạnh phúc. Đầu bài thơ với lời giới thiệu ngắn gọn, tác giả không giới thiệu vợ tôi làm nghề buôn bán ở mom sống mà nói là quanh năm vất vả ở mom sông, sự đảo lộn này có ý nghĩa làm tăng lên giá trị vất vả, cũng như sự sống của vợ phải bon chen, kiếm sống cho cả gia đình.

Đáng nhẽ ra, người vất vả chạy vạy kiếm tiền phải là người chồng, bởi từ trước tới nay, chồng luôn luôn là trụ cột trong gia đình, nhưng đối với bài thơ này, người trụ cột có lẽ là người vợ.Cuộc sống vất vả kéo theo bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống của cuộc sống gia đình:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Quanh năm ở đây đã thể hiện sự lặp đi lặp lại của thời gian, buôn bán đó là nghề mà người vợ trong tác phẩm này làm để nuôi sống cả gia đình, địa điểm buôn bán đó là ở men sông. Cuộc sống vất vả, mà con lại đông, chật vật trong miếng cơm manh áo hàng ngày, nuôi đủ đã là một may mắn chứ không nói đến chuyện sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, và đầy đủ. Nuôi con đã là gánh nặng rồi, nay lại còn phải nuôi cả chồng, ở đây mức độ nặng nề lại ngày càng tăng cao, tăng cao ở mức không lo nổi cho cả gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ lo cho con cái, nhưng đây người vợ này lại phải lo cho cả chồng của mình.

                                Thương vợ – Tú Xương

Ở đây nghệ thuật trào phúng rất rõ ràng, nó thể hiện ngay trong toàn bộ tác phẩm bởi sự nghịch lý đang gây cười trong tác phẩm, với nhan đề thương vợ, chứng tỏ rằng nhân vật chồng cùng cảm động trước nỗi khổ mà người vợ đang phải gánh chịu, nhưng không có cách nào khác để làm được những điều đó, chỉ biết thể hiện nỗi xót thương qua những nghệ thuật sâu sắc được thể hiện đậm nét qua tác phẩm của mình. Thương vợ không chỉ là bài thơ mang đậm tính chất trào phúng, nghệ thuật trào phúng làm tăng thêm tiếng cười cho toàn bộ tác phẩm này.

Với nội dung đầy ý nghĩa biểu tượng, bài thơ không chỉ nhấn mạnh những cảm xúc, cũng như bao xúc cảm của con người, mà nó còn thể hiện sự da diết trong mọi cảm xúc của tác phẩm, với nội dung phê phán tính chất phong kiến, một xã hội tối tăm, thối nát, cuộc sống của người dân thì cực khổ, nhân dân chịu bao nhiêu gánh nặng:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Lặn lội bao nhiêu ngày tháng để kiếm sống, thân cò được ví để nói về sức vất vả không còn cái gì có thể diễn tả được, vất vả bon chen kiếm sống, bon chen trong cuộc sống của mỗi chặng đường đời, bao nhiêu nắng mưa vất vả thì người vợ cũng vẫn phải vượt qua, đó là những khó khăn, thử thách, nhưng lặn lội thân cò, một mình vẫn phải vượt qua tất cả để đem lại sự sống cho 5 con và cả người chồng.

Người chồng thì bất tài vô dụng, để vợ phải bon chen lo cho cuộc sống của cả gia đình, không lo và bớt đi gánh nặng cho vợ, tất cả bài thơ đã ca ngợi lên đức tính tần tảo và chăm chỉ của người vợ, chứ người chồng thì không có trách nhiệm gì với gia đình, chỉ là kẻ được vợ nuôi:

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!

Nhưng số phận đã vậy, thì không dám trách ai, chỉ dám bằng lòng, đành phận rằng đó là duyên số mà thôi, chứ không dám kêu ca gì về cuộc đời, bao nhiêu năm tháng vất vả về cuộc sống gia đình, một nắng hai sương, không dám kể công. Nhưng duyên phận hai nợ, vợ chồng lấy nhau là cái phận vậy thì “âu đành phận” ở đây nhằm bằng lòng, và chấp thuận với mọi điều của cuộc sống, không kêu ca  trách điều gì, sống trong cảnh nghèo khó vẫn phải cắn răng chịu đựng, vất vả đến mấy cũng phải vượt qua. Không dám oán trách thân ai, chỉ dám trách cho số phận của mình, gặp vào người chồng hờ, thực chất có cũng như không, vừa không giúp được đời, vừa không giúp được cho gia đình điều gì, điều đó thực sự rất quan ngại với người vợ, nhưng không dám oán trách. Bài thơ đã nêu lên sự vất vả của người vợ, qua đó nói đến sự vất vả, oan nghiệt mà cuộc sống đem lại cho cuộc sống gia đình. Với nghệ thuật trào phúng bài thơ đã diễn tả được sâu sắc cuộc sống khổ đau, cùng cực của những con người sống trong xã hội này.

Bài thơ đã mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc, bởi tiếng cười trào phúng sâu cay thấm trong từng lời văn câu chữ của tác phẩm Thương Vợ của Tú Xương.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM 

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Em hãy phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Anh chị hãy phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Gia tri noi dung va nghe thuat trong Thuong vo cua Tu xuong