Đề bài: Anh chị hãy giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ về đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn”.
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước sâu sâu sắc – đó là một truyền thống nhân nghĩa thủy chung son sắc của dân tộc. Bởi thế mà qua các thế hệ luôn nhớ và biết ơn những gì các thế hệ ông cha đi trước để lại đồng thời biết phát huy chúng trong hiện tại. Vì thế mà dân gian đúc kết thành câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Hai câu tục ngữ này có ý nghĩa cực kì sâu sắc nói lên nét đẹp trong lòng dân tộc Việt. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là để có những “quả” – thành tựu tốt đẹp như ngày hôm nay thì chúng ta phải biết ơn người đã “trồng cây” – người làm nên những thành tựu đẹp. Câu “ Uống nước nhớ nguồn” cũng vậy. Để có những dòng “nước” trong mát thì ắt hẳn chúng ta phải biết cội “nguồn” chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết ơn những người đã tạo ra những thành quả tốt đẹp và phát huy chúng trong cuộc sống.
Chúng ta phải luôn nhớ và ghi sâu trong tim những gì tốt đẹp mà người khác làm cho và biết ơn mở rộng tấm lòng nói cho mọi người cùng chung sức tạo nên nét đẹp trong nhân cách con người. Đây là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Để luôn nhớ và biết ơn người dân tộc Việt đã dựng nên lễ hội Đền Hùng(Phú Thọ) để luôn tưởng nhớ Vua Hùng:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.
Trong nền giáo dục để luôn biết ơn những người thầy, người cô đã dạy cho chúng ta biết bao điều có ích trong cuộc sống, dạy ta cách làm người đã lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Để có cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là biết bao sự hi sinh sương máu của các thế hệ đi trước. Lịch sử của dân tộc ta đi đôi với việc giữ nước và dựng nước vì thế mà có biết bao vị anh hùng đã trở thành tên các con đường phố để người dân luôn ghi nhớ và biết ơn như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuấn, Lí Thái Tổ, Võ Thị Sáu, Hồ chí Minh,…và đã lấy ngày 27-7 là ngày thương binh liệt sĩ để luôn tưởng nhớ sự hi sinh thầm lặng của các vị anh hùng dân tộc.
Hay gần gũi hơn cả là trong mỗi gia đình Việt Nam luôn thờ cũng những người đã khuất để hàng năm luôn nhớ đến và biết ơn những gì người ta làm cho ngày hôm nay.
Chính vì vậy chúng ta cần phải luôn biết ơn những thế hệ đi trước và cần phát huy học hỏi ở hiện tại. Nhất là đối với các thế hệ học sinh, sinh viên những mầm non tương lai của đất nước chúng ta phải cùng ra sức học tập rèn luyện thật tốt để trở thành những con người có ích cho đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, nhân dân có một cuộc sống hạnh phúc, công bằng văn minh.
Em rất biết ơn và quý trọng những thế hệ ông cha đi trước đã hi sinh thầm lặng để có được cuộc sống như hôm nay. Em hứa rằng sẽ học thật tốt trở thành một con người có ích để không phụ lòng những gì mà thế hệ trước để lại.
Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” giúp chúng ta hiểu hơn về đạo lí ở đời. Phải biết ơn những người đã mang đến những điều tốt đẹp cho mình đồng thời cũng phải phát huy bản thân để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho người khác đừng nên chỉ biết mình bởi cuộc sống là cho đi đâu cần nhận lại. Chúng ta hãy cùng nhau là những hành động cụ thể hơn để mọi người biết đến đạo lí ở đời.
Tham khảo thêm bài viết có liên quan:
Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay nhất.
Leave a Reply