Giải thích và chứng minh nhận định của tiến sĩ N.I.Niculin về cái cao cả và cái thấp hèn cùng tồn tại trong Nhật kí trong tù

Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh nhận định của tiến sĩ N.I.Niculin về cái cao cả và cái thấp hèn cùng tồn tại trong Nhật kí trong tù.

Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, người đã có công tìm ra con đường cứu nước cho một dân tộc phải chịu hàng nghìn năm nô lệ. Vốn là một nhà chính trị nhưng Hồ Chí Minh đã để lại biết bao nhiêu tác phẩm văn chương vừa có giá trị văn học lại vừa có giá trị lịch sử. Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Người là tập thơ Nhật kí trong tù. Tập nhật kí được viết trong những năm tháng Hồ Chí Minh bị nghi là gián điệp và bị Tưởng giới thạch bắt bỏ tù suốt một thời gian dài. Trong tù Người lấy thơ làm bạn viết lên nỗi niềm của mình và những hiện thực nhà tù mà Người chứng kiến. Tiến sĩ N.I.Niculin đã từng nhận định rằng: “Cái cao cả và cái thấp hèn cùng tồn tại trong Nhật kí trong tù”

Trước hết là cái cao cả, đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, người đọc nhận thấy được một tâm hồn cao cả luôn hướng về sự sống của Người. Mở đầu cuốn Ngục trung nhật kí Hồ Chí Minh từng viết rằng:

Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn lên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao.

Dù sống trong cảnh tù đày nhưng Hồ Chí Minh luôn giữ vững tinh thần để chờ ngày tự do tiếp tục làm cách mạng cứu nhân dân đất nước thoát khỏi cảnh tượng nô lệ lầm than. Nhà tù kia chỉ cầm tù được thân xác của Người chứ không bao giờ cầm tù được tinh thần của Người.

Không những tinh thần không bị ảnh hưởng mà ở trong tù, Người còn thưởng nguyệt ngắm trăng qua bài thơ Vọng nguyệt:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng nhà thơ với tâm hồn của một người nghệ sĩ vẫn bỏ quên cảnh nhà tù đầy bẩn thỉu để hướng mình tới trăng. Ánh trăng ngoài kia giống như một người bạn tri kỉ đối với người nghệ sĩ sống trong cảnh tù đày vậy.

Đến cả những ngày phải chân xích tay còng chuyển lao hết núi này qua núi khác, Hồ Chí Minh vẫn giữ trong mình tâm hồn hướng về sự sống, lạc quan, yêu đời:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng

Cánh chim bàng bạc trên trời cao không bay vào cõi vĩnh hằng mà bay về tổ ấm nghỉ ngơi, chòm mây lững lờ trôi buồn bã. Trên nền cảnh ấy, người con gái xuất hiện với công việc xay ngô hằng ngày. Phải nói nhà thơ là người yêu thiên nhiên lắm mới có thể cảm nhận thiên nhiên trong cảnh khó khăn như vậy.

Không những thế, nhà thơ không chỉ yêu cảnh, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời, yêu sự sống mà còn luôn canh cánh một nỗi lòng hướng về tự do, hướng về nhân dân đất nước:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc bâng khuâng giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

Bên cạnh cái cao cả của một tấm lòng người nghệ sĩ, người cách mạng hết lòng vì nước vì dân là cái thấp hèn của bọn tham quan ô lại trong chế độ nhà tù Tưởng.

Đó là tệ nạn đánh bạc trong nhà lao của những tên cai ngục, ban trưởng. Từ cấp thấp đến cấp cao đều ham mê bài bạc, nhìn chúng giống như một phường tệ nạn, một ổ bệnh tật của xã hội:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng lo công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Hay cùng là đánh bạc nhưng người dân đánh bạc ở ngoài thì bị quan bắt còn quan đánh bạc thì lại không bị sao:

Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Chốn tù tội giống như một địa ngục chứa đầy những tệ nạn và bất công, đánh bạc là một tệ nạn ở ngoài thì sẽ bị bắt ngay nhưng ở ngục thì là chuyện bình thường.

Rồi lại một chuyện hết sức éo le là chế độ Tưởng giới thạch bắt những người chồng phải nhập lính chiến đấu nếu không thì sẽ bỏ tù vợ. Đó là điều hết sức vô lí. Chính vì nguyên nhân đó mà một em bé phải vào tù cùng mẹ khi còn là trẻ sơ sinh:

Cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha

Qua đây có thể thấy, trong Nhật kí trong tù vừa tồn tại cái cao cả là tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước lại vừa tồn tại cái thấp hèn là bộ mặt thối tha của chế độ nhà tù Tưởng giới thạch. Tiến sĩ Niculin quả là sáng suốt khi nhận định điều này.