Giải thích và chứng minh Nhật kí trong tù có tâm hồn chân thực, hóm hỉnh

Đề bài: Giải thích và chứng minh Nhật kí trong tù có tâm hồn chân thực, hóm hỉnh

Sinh thời Hồ Chí Minh từng nói rằng:

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây

Người chiến sĩ cách mạng chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ nhưng máu nghệ sĩ vốn dĩ có trong mình cho nên Hồ Chí Minh đã lấy thơ để giải sầu trong hoàn cảnh tù đày. Ở Nhật kí trong tù vừa có một tâm hồn chân thực lại vừa có một tâm hồn hóm hỉnh.

Trước hết là tâm hồn chân thực thể hiện ở chỗ đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, bạn đọc bắt gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu con người hết mực. Sống trong tù nhưng tinh thần của nhà thơ không hề bị cầm tù:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao

Cho đến những khi chuyển lao từ nhà lao này sang nhà lao khác, dù tâm thế mệt mỏi rã rời những tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người một cách chân thực của Hồ Chí Minh vẫn cứ khiến cho nhà thơ đắm chìm mình trong cảnh chiều và làm nên một bài thơ chiều tối vừa mang đậm vẻ đẹp cổ điển lại vừa mang đậm vẻ đẹp hiện đại:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng

Hay tâm hồn chân thực còn thể hiện qua tình cảm mà nhà thơ dành cho quê hương đất, ra đi là vì đất nước, ở trong mỗi bài thơ ta luôn cảm nhận được sự khắc khoải nhớ mong về đất nước, mong muốn sớm tự do để tiếp tục con đường cách mạng còn dang dở:

Một canh, hai canh rồi ba canh

Trằn trọc bâng khuâng giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

Có thể nói tất cả những tình cảm của nhà thơ đều được thể hiện một cách vô cùng chân thực. Không những thế, tác giả còn khóc cùng đứa trẻ sơ sinh khi bị vào chốn tù đày khi còn quá nhỏ, khóc cùng những người bạn tù của mình…Tất cả những điều đó thể hiện được nét chân thực trong tâm hồn Người.

Bên cạnh một tâm hồn chân thực là sự hóm hỉnh của Người. Sự hóm hỉnh được thể hiện khi nhà thơ cười vào những thực trạng đen tối của nhà tù Tưởng giới thạch. Cái cười của một nhà nho không lộ rõ mà cười nhẹ nhàng kín đáo nhưng lại thâm thúy, sâu cay:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Bài thơ Lai Tân thể hiện rõ nhất sự cười khinh của nhà thơ đối với bọn quan lại chốn tù. Chúng đường đường là những tên mang danh trị an cho dân chúng vậy mà giờ đây lại ngang nhiên bài bạc chẳng khác gì tệ nạn. Thế mà trời đất “Lai Tân vẫn thái bình”.

Hay trong bài thơ Cờ bạc, Hồ Chí Minh đã rất hóm hỉnh khi tỏ ý tự hỏi mình sao khộng vào chốn tù này lâu hơn vì ở đây quá nhiều điều “thú vị”

Sao trước không vô quách chốn này

Câu hỏi ấy nhưng cũng chính là câu trào phúng mỉa mai, nhà thơ đang cười vào bộ mặt của đám quan coi ngục.

Không những thế tiếng cười trong thơ Nhật kí trong tù còn là tiếng cười kiểu Pháp. Trong bài thơ Cấm hút thuốc, nhà thơ cười trước thực trạng cấm tù nhân hút thuốc lá còn chúng thì tịch thu thuốc lá của tù nhân và kéo tẩu suốt cả ngày:

Hút thuốc nơi này cấm gắt gao

Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao

Nó thì kéo tẩu tha hồ hút

Anh hút, còng đây tay ghé vào

Qua đây ta có thể khẳng định rằng, Nhật kí trong tù chứa một tâm hồn vừa chân thực lại vừa hóm hỉnh. Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta những cảm xúc thật, những tình yêu thật, hiện thực xã hội thật trong chế độ nhà tù Tưởng giới thạch.