Đề bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
Bài làm
Bài thơ Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà) là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ là lời khẳng định chắc chắn về quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc trong việc bảo vệ đất nước. Đó là lời tuyên bố đanh thép của một tướng giỏi đồng thời là một thi nhân xuất sắc: Lý Thường Kiệt.
Tuy đến tận bây giờ tác giả chính xác của bài Nam quốc sơn hà vẫn chưa rõ là ai nhưng đã có rất nhiều cách giải thích hay truyền thuyết lý giải về bài thơ. Trong đó có một truyền thuyết được coi là logic và gần với sự chính xác nhất đó là: Năm 1077, Quách Quỳ chỉ huy quân Tống quân xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông, sai tướng Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông như Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Về nội dung, Bài thơ Nam quốc sơn hà là một bản tuyên ngôn chủ quyền đầy đanh thép của một con người yêu nước đồng thời là người tiên phong ra chiến trường đối đầu với quân giặc. Câu mở đầu “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy, vua ở đâu thì dân ở đấy. Đó là sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự của một đất nước riêng. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được, có quyền xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. “ Rành rành địa phận tại sách trời”, trong đời sống người dân đất Việt từ xưa đến này trời là một vị tối thượng có thể sắp đặt mọi chuyện của nhân thế. Vậy đất nước Nam này đã được trời ghi được định phận ở sách trời – có nghĩa là việc đó đã là điều hiển nhiên, là đạo lý, càng nhấn mạnh thêm lần nữa về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. “ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” là lời hỏi tội lũ giặc, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và làm trái với những gì trời định. “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm. Người xưa có câu: “Gieo gió ắt gặp bão”, lòng tham vô đáy của lũ giặc xâm phạm sẽ bị trời phạt, chúng sẽ “bị đánh tơi bời” . Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng và còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau cho nhân dân của dân tộc.
Về nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ Đường luật, một thể thơ phổ biến của văn học trung đại: bốn câu, bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối cùng của mỗi câu và ở những câu 1, 2, 4 đều cân bằng. Đọc bài thơ với giọng chậm, chắc, hào hùng, đanh thép và hứng khởi.
Bản tuyên ngôn trên danh nghĩa một bài thơ ngâm thể hiện qua niềm tự hào về chủ quyền lãnh thổ của đất nước và niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc, ắt giành được độc lập chủ quyền một cách trọn vẹn.Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó, từ đó ta có thể thấy tình yêu quê hương đất nước và quyết tâm giữ vững chủ quyền dân tộc của ông cha ta ngày xưa.
Tham khảo thêm những bài văn hay liên quan:
Leave a Reply