Hãy giải thích một chân lý hiển nhiên trong cuộc sống: “cho là nhận”

Đề bài: Anh chị hãy giải thích một chân lý hiển nhiên trong cuộc sống: “cho là nhận”.

Chia sẻ và yêu thương những người xung quanh và những người kém may mắn hơn mình vốn dĩ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt. Một dân tộc mà luôn “lấy đạo nghĩa để thắng hung tan. Lấy trí nhân để thanh cường bào” thì đạo lý “cho là nhận” có lẽ là điều cốt lõi nhất. Tuy nhiên, xã hội đồi thay xu hướng toàn cầu hóa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người Việt. Giờ đây dường như tâm lý nhận được người ta ưu tiên hơn là tâm lý “cho đi”.

Tôi còn nhớ cách đây rất lâu rồi có đọc được trong một tờ báo một câu chuyện như thế này: Có một bác nông dân trong cuộc thi về ngô đẹp bác luôn là người dành được giải cao. Điều đó khiến nhiều người ngưỡng mộ, nhưng có một người láng giếng đã không cam tâm liền đến hỏi bí quyết của bác nông dân là tại sao lại trồng được những cây ngô đẹp như vậy. Bác nông dân liền bình tĩnh trả lời “đó là vì tôi luôn chia sẽ với những người hàng xóm của tôi những hạt giống ngô tốt nhất mà tôi có”. Người láng giếng liền kêu lên “ nếu làm như vậy thì làm sao bác có thể có được những cây ngô tốt nhất” . Bác nông dân liền trả lời “ không đó chính là bí quyết mà tôi trồng được những cây ngô tốt nhất là bởi vì nếu những người hàng xóm của tôi trồng những cây ngô xấu thì khi ngô trổ cờ gió sẽ cuốn phấn hoa sang ruộng tôi, vậy phải chăng là ruộng tôi liệu còn có thể có được những bắp ngô tốt? ngược lại nếu họ có những cây ngô tốt thì tôi cũng sẽ có những cây ngô tốt chúng tôi cùng nhau phát triển.”

Vâng đó chính là đạo lý cho và nhận thật đơn giản của bác nông dân và cũng từ đây chúng ta hiểu rằng “cho đi chính là nhận lại”. Cha ông ta từ xưa vẫn nói “Cho là tạo phúc”, đó là phúc cho cả người nhận và người cho đi. Dù rằng sự cho đi có thể chỉ là “ một miếng khi đói” nhưng nếu chúng ta đưa đúng lúc, đúng hoàn cảnh thì đó chính là “một gói khi no”.
Ý nghĩa sâu xa của câu nói “cho là nhận”  là chúng ta hãy cứ cho đi thật nhiều và rồi chúng ta sẽ nhận lại được xứng đáng những cái gi mình đã cho đi. Mối quan hệ giữa cho và nhận là một mối quan hệ vững chắc và cần được giữ gìn và trân trọng.

Nếu thật sự vẫn chưa thể hiểu được hết ý nghĩa của cho và nhân thì bạn có thể hiểu đơn giản rằng cho đi là sự yêu thương, chia sẻ sẵn sàng giúp đỡ người khác và việc đó phải xuất phát từ trái tim không có sự so đò tính toán thiết hơn. Còn nhận là sự đáp trả của từ những gì mà mình cho đi. Đây là một mối quan hệ khăng khít vững chức và bền vững theo thời gian.

Cuộc sống không phải là hoàn mỹ, luôn luôn có những người cần chúng ta giúp đỡ và chúng ta cũng cần người khác giúp đỡ. Cách để chúng ta thay đổi thế giới này nhanh nhất và xây dựng thế giới này trở nên tốt đẹp hơn chính là cách cho đi. Một cánh tay chia ra đúng lúc chúng ta có thể giúp được biết bao người vượt qua cơn hoạn nạn để họ có cuộc sống tốt hơn.

Đáng tiếc thay, khi xã hội ngày càng phát triển thì đạo lý “cho là nhận” lại ngày càng mai một. Chúng ta luôn cảm thấy mình bị lợi dụng lừa lọc ví dụ như khi chúng ta giúp một người ăn xin rất khốn khổ nhưng vài phút sau chúng ta thấy họ đi xe đẹp ăn nhà hàng sang chảnh như ai. Họ đã lợi dụng sự yêu thương và cho đi của chúng ta kiếm lợi riêng về mình. Lâu dần chúng ta thà bị nói là vô cảm còn hơn là bị lừa. Vì thế mà đạo lý “cho là nhân” cũng theo đó mà phai dần.
Tuy nhiên, các bạn ạ cho đi là hạnh phúc khi chúng ta giúp một ai đó thì niềm vui, hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác còn đáng quý hơn nhiều. Trên đời này quy luật “cho là nhận” luôn luôn đúng và vận hành một cách nhịp nhàng. Có thể ngay lúc này đây người ta cho đi có thể lừa dối ta nhưng nếu ta ngừng cho đi trái tim ta sẽ chai sạn, tâm hồn ta sẽ khô cằn vô cảm chỉ còn lại sự nghi ngờ. Vậy biết đâu, chúng ta sẽ mất đi cơ hội giúp những thật sự cần chúng ta?
Như Trịnh Công Sơn đã viết “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đúng hãy yêu thương và để gió đưa tình yêu thương bay đi muôn nơi rồi sẽ trở về bên bạn với những con gió trong lành và tươi mát nhất.

Tham khảo thêm:

Trong bài Một Khúc ca Tố Hữu đã trình bày quan điểm sống: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói này.