Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử
Sự bùng nổ thông tin của thể kỷ 21 đã mang đến cho nhân loại những kiến thức mới và thế giới dường như phẳng hơn. Và giờ đây bên cạnh các trò chơi truyền thông thì công nghệ thông tin đã mang đến một trò chơi mới cho thời đại. Đó chính là điện tử. Sự hấp dẫn trong lối chơi biến ảo, khả năng kích thích người chơi cao đã biến trò chơi điện tử thành một thú chơi giải trí số một trong thế kỷ 21. Nhưng cũng chính vì điều này mà không ít em học sinh đã sao nhãng học hành và phạm nhiều những lỗi lầm đáng tiếc.
Song hành với sự bùng nổ thông tin và phát triển của xã hội thì những quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa. Hệ thống mang internet ngày càng được phố biến từ thành thị đến nông thôn. Việc phát triển này là xu thế tất yếu của thời đại và mục đích ra đời của nó làm nhằm mục đích phát triển xã hội. Tuy nhiên, đứng trước một thế giới phẳng, thông tin mở rộng thì các em học sinh đang trở thành mối lo của toàn xã hội. Hình ảnh những em học sinh ngồi hàng giờ trong quá điện tử, hay trước máy tính, điện thoại… ở gia đình đã không còn quá xa lạ với mọi người. Nhiều em quên ăn quên ngủ, thậm chí bỏ học , nói dối thầy cô và gia đình để chơi. Thức trạng trên đáng gióng lên một hồi chuông báo động về thực trạng học sinh mê điện tử ở Việt Nam.
Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này?
Đầu tiên chúng ta phải nói đến sức hút của những trò chơi điện từ này là quá lớn. Đồ họa đẹp mắt, nội dung hấp dẫn cũng lối chơi biến ảo đã hấp dẫn từ người lớn đến trẻ em. Không chỉ các em học sinh nam bị thu hút bởi trò chơi này mà các nhà sản xuất còn đưa ra nhiều những game dành cho các em học sinh nữ. Từ những game giải trí đơn giản đến các game đồng đội phức tạp đã khơi gợi mọi sự vui thích của các giới học sinh. Nguyên nhân tiếp theo là đến từ sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường dẫn đến tâm lý chán nản dễ bị sa ngã vào những thú vui vô bổ và không dứt được.
Những dù vì nguyên nhân nào thì việc ham mê trò chơi điện tử cũng mang đến những tác hại vô cùng lớn. Đầu tiên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính là những trò chơi online sẽ khiến bạn tiêu tốn không ít thì giờ, tiền bạc và cả sức khỏe. Cũng từ đây mà việc học tập sẽ bị sao nhãng, kết quả tút dốc, sức khỏe giảm sút do cày game ngày đêm. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình.
Đáng lo ngại nhất là tính bạo lực trong game đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì tiền các nhà sản xuất đã không ngần ngại đưa vào các game cảnh chém giết, cảnh sex, bắn phá… tạo nên một thế giới ảo mưu mô, thủ đoạn. Ở lửa tuổi tâm sinh lý đang phát triển việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Không ít những vụ chém giết người ở lứa tuổi vị thành niên gây nên đều là do mê game quá độ. Đã là trò chơi thì phải trả tiền, càng ham mê điện tử thì các bạn càng tốn nhiều tiền và nếu như không được đáp ứng thì hàng loạt các thói hư tật xấu như trộm cắp, dối trá, lừa đảo thậm trí đổi thân xác lấy tiền.
Làm sao để ngăn chặn hiện tượng này?
Trò chơi điện thử không hẳn chỉ toàn là mặt xấu. Mới đây, thề giới đã công nhận rằng đây là môn thể thao điện tử và phát triển nó một cách chính thức. Chơi điện tử cũng giúp phát triển sự nhanh nhẹn và óc phán đoán. Tuy nhiên, việc “nghiện” game online lại là một điểm hoàn toàn khác. Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng nghiện game ở giới học sinh thì cần có sự giúp sức của gia đình và xã hội.
Hãy thường xuyên quan tâm, giải thích tác hại của việc nghiện game và đưa ra kế hoặc học tập và vui chơi giải trí. Nhà trường cùng với xã hội cần tạo thêm nhiều hơn nữa những sân trơi bổ ích và thiết thực để giảm bớt sức hút của game có như vậy vấn nạn về nghiện chơi điện tử mới dần được giải quyết.
Chơi điện tử không hề xấu, nhưng nghiện chơi điện tử quá đà để dẫn đến những tác hại khôn lường cùng như đánh mất đi tương lại của mình thì quả là đáng tiếc. Vì vậy, vui có chừng dừng đúng lúc để thế hiện mình là một người học sinh của thế kỷ 21.
Tham khảo thêm:
Leave a Reply