Hình ảnh cây xà nu và ý nghĩa biểu tượng của loài cây này

Đề bài: Em hãy nêu hình ảnh cây xà nu và ý nghĩa biểu tượng của loài cây này

Nguyễn Trung Thành với bút danh là Nguyên Ngọc, ông gắn cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của mình với mảnh đất Tây nguyên anh hùng bất khuất. Ông đã từng đạt những giải thưởng cao quý về văn chương với những tác phẩm viết về mảnh đất này. Tiêu biểu trong đó là tác phẩm rừng xà nu, được viết trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Hình ảnh Rừng xà nu là một trong những hình ảnh được nhà văn xây dựng thành công trong truyện ngắn của mình.

Trước hết rừng xà nu hiện lên với một loài cây gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Đây là một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Tây Nguyên mà cụ thể ở đây là dân làng Xô Man. Nhựa rừng xà nu xông bảng đen để Mai, Tnú học bài, nhựa xà nu trong bếp mỗi nhà, trong những buổi dân làng quây quần bên đống lửa để họp bàn. Có thể nói cây xà nu gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của dân làng Xô Man. Và trong cuộc kháng chiến ấy, rừng xà nu vẫn vươn tấm ngực vĩ đại của mình ra để che chắn cho những người cán bộ cách mạng và che chở cho dân làng khỏi những bom đạn.

Trong truyện ngắn, rừng xà nu có số phận đau thương. Rừng nằm ngay trong tầm đại bác của giặc, chúng muốn phá hủy hết rừng để cán bộ cách mạng không còn nơi ẩn nấp. Mỗi ngày vài trận bom trút xuống rừng, những cây lớn bị bẻ ngang, có những cây bị thương đến hôm sau chỗ bị thương ấy ứa ra một chất nhựa đông keo lại như một cục máu lớn

Tuy có số phận đau thương nhưng rừng xà nu lại có tính ham ánh sáng. Mỗi cây xà nu đều vượt qua những thương đau để vươn lên tới ánh sáng. Những thân cây, lá cây cao vút đón ánh sáng mặt trời
Không những thế, cây xà nu còn có sức sống mãnh liệt. Những cây cao bị giặc tàn phá thì những cây con nhanh chóng vươn lên thay thế để che chở cho buôn làng. Cụ Mết từng nói, dù chúng có biết bao nhiêu bom đạn thì cũng không thể nào diệt hết được rừng xà nu. 

Ngoài những số phận đau thương, cuộc đời, hình ảnh thật, rừng xà nu còn mang nét nghĩa biểu tượng cho số phận, phẩm chất, tính cách và các thế hệ của con người Tây Nguyên.

"]rung xa nu1

Thứ nhất, số phận rừng xà nu cũng là số phận đau thương của con người Tây Nguyên mà cụ thể ở đây là dân làng Xô Man. Con người Tây Nguyên sống trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mỹ ác liệt, những người con Tây Nguyên đã phải chịu biết bao đau thương. Những người tiếp tế như bà Nhan,anh Sút bị chém cụt đầu vì tiếp tế cho cán bộ. Mai vì có chồng là Tnú hoạt động cách mạng mà bị giết chết. Hay Tnú từng bị bọn giặc đốt cụt mười đầu ngón tay. 

Thứ hai, rừng xà nu ham ánh sáng cũng giống như người Tây nguyên khao khát tự do. Đã bấy lâu nay phải chịu biết bao nhiêu tủi hờn nhưng người dân Tây Tây nguyên vẫn chiến đấu cho tới cùng vì sự nghiệp của đất nước và vì sự khao khát tự do.
Thứ ba, rừng xà nu có sức sống mãnh liệt giống như người Tây Nguyên anh dũng bất khuất. Bọn giặc sẽ không bao giờ tiêu diệt hết rừng xà nu cũng như không bao giờ tiêu diệt hết được người làng Xô Man. Mỗi thế hệ cây xà nu tượng trưng cho mỗi thế hệ người làng Xô Man. Cây xà nu cổ thụ là cụ Mết, cây xà nu trưởng thành là Tnú và Mai, còn cây xà nu non đang trưởng thành là bé Heng và Dít. Cây xà nu lớn chết đi thì cây xà nu con lớn lên thay thế, Anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú lên thay thế, Mai chết thảm thì em gái mình là Dít cũng vươn lên. Bé Heng chính là thế hệ tiếp theo nối tiếp con đường cách mạng của Tnú.

Đặc biệt điệp khúc rừng xà nu xuất hiện ở cả đầu và cuối thiên truyện mang đến một khúc ca bất tử cho thiên nhiên và con người làng Xô Man. Như vậy, có thể thấy cây xà nu được nhà văn xây dựng không chỉ có nét nghĩa thực mà còn mang nghĩa biểu trưng cho số phận, phẩm chất con người Tây Nguyên

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CAY XA NU VA Y NGHIA CUA CAY NAY 
CÂY XÀ NU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂY NÀY 

EM HAY NEU CAY XA NU VA Y NGHIA CUA CAY NAY 

EM HÃY NẾU CÂY XÀ NU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂY NÀY