Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm và Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.
Có lẽ, rất nhiều nhà thơ nhà văn viết về chủ đề đất nước, mỗi bài thơ mang một hình bóng đất nước riêng và cảm nhận riêng, ở đó người đọc thấy được những khía cạnh dung dị và đời thường nhất của một dân tộc Việt Nam. Và trong số đó người ta không thể nào quên một “ Đất nước” trong “ câu ca dao (Nguyễn Khoa Điềm), một “ Đất nước” trong lam lũ đau thương của Nguyễn Đình Thi. Hai bài thơ có những góc nhìn khác nhau về đất nước song có chung cảm hứng yêu quê hương.
Tình yêu quê hương đất nước nuôi dưỡng, tắm mát tâm hồn ta từ khi lọt lòng đưa nôi, những hình ảnh nồng đượm như in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Vẻ đẹp thiên nhiên con người như hút hồn độc giả để rồi ở là hình ảnh đẹp của đất nước thấm đượm trừ tình:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Một không gian bao la rộng lớn, đó là bầu trời xanh ngát là rừng vàng biển bạc của quê hương . Đất nước trù phú thanh bình trong cặp mắt tự hào của người đân đất Việt. Vẻ đẹp đó không chỉ đánh đổi bằng mồ hôi, công sức mà còn phải đánh đổi bằng máu và nước mắt của những con người đã hi sinh bởi vậy nó càng trở nên đẹp và tình hơn bao giờ hết. Cùng nói về vẻ đẹp thiên nhiên Nguyễn Khoa Điềm lại đưa người đọc đến các địa danh phong phú nơi ghi đậm dấu ăn của người dân Việt Nam.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Đất nước được làm nên từ truyền thống , từ những tâm hồn đẹp từ những truyện cổ tích xưa, từ những người anh hùng hay từ những con người vô danh hi sinh thầm lặng cho tổ quốc. Hình ảnh đất nước hiện lên cụ thể qua từng địa danh như Núi vọng phu, Hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… . Điều mà ai cũng có thể nhận ra nó thật sự gần gũi và bình dị.
Đất nước không chỉ tươi đẹp mà đất nước còn là truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. Để rồi người ta thấy Nguyền Đình Thi đưa người đọc đến một đất nước gian khổ và hào hùng.
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
….
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!”
Và chiến thắng vang rội:
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.”
Với Nguyễn Khoa Điềm ông lại chọn cho mình cách diễn đạt khác “Có giặc ngoại xâm thì chống giặc ngoại xâm”.
Đất nước luôn là một hình tượng đẹp biết bao dù đó có là đất nước của ai đi chăng nữa vẫn là một đất nước chung của cả dân tộc Việt Nam. Mỗi khi đọc lại hai bài thơ ấy người ta đều thấy một đất nước Việt Nam giản dị, dù cho đau thương mất mát, dù cho trải qua những năm tháng khó khăn của lịch sử thì Việt Nam vẫn “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” Hai bài thơ, hai phong cách song có lẽ vẫn là những vần thơ tươi đẹp nhất về đất nước Việt Nam.
Tham khảo thêm:
Em hãy phân tích hình tượng đất nước anh dũng trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.
Leave a Reply