Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện Bánh chưng, Bánh giầy
Có lẽ, khi nhắc đến Tết Nguyên Đán, chúng ta ai cũng nghĩ đến Bánh chưng, bánh giầy, đó là hai loại bánh đặc trung cho ngày tết của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy đã giải thích rõ nguồn gốc của hai loại bánh này, phản ánh thành tựu của nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn thế, truyện còn đề cao việc sử dụng người ta trong việc cai quản đất nước.
Câu chuyện xoay quanh việc vua Hùng đời thứ 6 muốn tìm người để thay mình cai quản đất nước. Lúc này, giặc ngoài đã dẹp yên nhưng giặc trong vẫn đang còn chống phá, nhà vua đã tuổi cao sức yếu không thể tiếp tục cai quản đất nước. Thế nhưng, vua Hùng lại có đến 20 người con, nhà vua không biết phải trao ngôi vua cho ai nên bèn đưa ra thử thách cho những người con trai của mình đó là họ phải dâng lên vua thứ mà họ cho là quý giá nhất để thờ cúng tổ tin nhân ngày đầu xuân.
Nhận được thử thách, những người con ai ai cũng muốn giành được ngôi vua từ vua Hùng, người lên núi, người xuống biển tìm những sản vật quý giá, sơn hào hải vị về để dâng lên nhà vua, họ không nghĩ rằng, những món ăn như thế vua Hùng không cần đến, nó là những món ăn hằng ngày của vua, nhà vua đã chán chường với những món ăn như vậy.
Riêng Lang Liêu- người con thứ 18 của vua Hùng, mặc dù là con vua nhưng chàng phải chịu thiệt rất nhiều, không được hưởng vinh hoa phú quý như những người anh em của mình, chàng phải ngày đêm làm lụng vất vả, trong nhà chỉ có lúa, gao, khoai… không có một thứ gì quý giá. Chàng nghĩ mãi không biết phải lựa chọn món ăn nào để dâng lên vua, chàng rất buồn vì điều đó và đã có lúc chàng muốn từ bỏ.
Trong một đêm đang ngủ, Lang Liêu mơ thấy một ông Bụt hiện lên và báo mộng cho chàng những gì mà chàng nên chuẩn bị để dâng lên vua. Ông Bụt bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”.
Hình ảnh ông Bụt là một trong những hình ảnh thường xuất hiện tỏng truyện cổ tích, sự xuất hiện đó nhằm giúp đỡ những người hiền lành, nghèo khổ. Lang Liêu trong câu chuyện cũng vậy và được ông Bụt giúp đỡ. Đây là một chi tiết hư cấu, không có thực ở ngoài đời.
Và Lang Liêu đã làm như những gì ông Bụt nói với chàng trong mơ, chiếc bánh hình vuông được chưng rất kĩ và được gọi là Bánh chưng, bánh hình tròn được làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ được gọi là bánh giầy, từ đó về sau, dân gian ta vẫn thường làm Bánh chưng, bánh giầy để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết.
Ngày dâng lên vua Hùng những món ăn đã đến, mỗi người đều dâng lên vua những thứ mà mình đã chuẩn bị, ai nấy vừa mừng vừa lo, mừng vì mình đã chọn ra được món ăn phù hợp để dâng lên vua, lo vì không biết rằng, vua cha sẽ chọn món ăn nào và ai sẽ là người được cha trao cho ngôi vua, giúp cha cai quản đất nước. Cuối cùng, Lang Liêu đã được vua Hùng truyền ngôi vì chính năng lực và phẩm chất của chàng. Sở dĩ, nước ta là một nước nông nghiệp, những sản vật mà nông dân làm ra được Lang Liêu chọn làm nguyên liệu trong món ăn của mình là bánh chưng, bánh giầy. Không cần phải đi đâu xa cả, mà câu trả lời hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta.
Một cái kết có hậu thường xuất hiện trong truyện cổ tích, cái thiện luôn thắng cái ác, những người thật thà, hiền lành luôn được người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn. Lang Liêu trong câu chuyện cũng vậy. Nhờ sự siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, Lang Liêu đã được Bụt giúp đỡ để hoàn thành thử thách mà nhà vua giao cho. Quyết định của vua Hùng thật là sáng suốt, chỉ có những người đích thân làm thì mới hiểu rõ được đời sống của nhân dân, mới biết được nhân dân cần gì, mong muốn điều gì. Lúc hiểu dân, lấy được lòng tin từ nhân dân thì làm việc gì cũng trôi chảy, được sự giúp sức từ nhân dân thì còn gì bằng.
Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó không chỉ là cách sống hiền lành, chất phác mà đó còn là sự giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ta được truyền từ đời này qua đời khác.
Đọc thêm những bài văn về đề bài kể lại câu chuyện bánh Chưng bánh dày:
Em hãy kể diễn cảm lại sự tích bánh chưng, bánh giầy (mẫu 1)
Kể lại câu chuyện Bánh chưng, Bánh giầy (mẫu 2)
Leave a Reply