Kể lại câu chuyện Tác phẩm của Sin- le và tên phát xít

văn mẫu hay

Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện Tác phẩm của Sin- le và tên phát xít

Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, thủ đô Pari của nước Pháp bị phát xít đức chiếm đóng. Một hôm có một tên sĩ quan người Đức đi vào chuyến tàu điện ngầm đến Pari. Ngay khi vào cửa, tên sĩ quan đã để tay lên đầu và chào to “Hít le muôn năm”.

Mọi người trên chuyến tàu lúc ấy ai cũng vô cùng chán ghét nhưng không dám tỏ rõ thái độ, chỉ lặng im coi như thể hiện sự khinh ghét của mình. Lúc bấy giờ một cụ già ngồi ở chiếc ghế bên cạnh cửa sổ đã chào lại người sĩ quan Đức bằng tiếng Pháp “Chào ngài”. Nhìn cuốn sách trên tay của cụ già có nhan đề Tác phẩm của Sin- le.

Tên sĩ quan hách dịch hỏi cụ già: Chẳng lẽ ông thích tác phẩm của nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức ư? Nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của viên sĩ quan phát xít, lúc này cụ già mới điềm đạm tiếp lời: “Sao ngài lại nói thế? Sin- le là một nhà văn quốc tế cơ mà”. Lời nói của cụ già như một lời bác bỏ ý kiến Sin- le là nhà văn Đức của viên sĩ quan trước đó.

                   Kể lại câu chuyện Tác phẩm của Sin- le và tên phát xít

Cụ già tiếp lời,Sin- le đã dành tác phẩm của mình của độc giả ở khắp nơi trên thế giới: : “Vin-hem Ten” cho người Thụy Sĩ, “Nàng dâu Mét-xi-na” cho người I-ta-li-a, “Người con gái Oóc-lê-ăng” cho người Pháp…

Tên phát xít ngây ngốc chưa hiểu được việc gì nhưng vẫn vô cùng hác dịch, hắn hất hàm hỏi cụ già: “ Chẳng lẽ Sin- le chẳng viết gì cho chúng tôi hay sao”. Luca này thì cụ già bình thản nhìn thẳng vào viên phát xít và trả lời dõng dạc: “Ồ, có chú! Sin- le đã dành cho các ngài vở kịch “Kẻ cướp”.

Như vậy, tác phẩm của Sin- le chính là lời tố cáo mạnh mẽ của người dân Pháp dành cho quân phát xít bạo tàn. Thông qua câu chuyện, tác giả còn hàm ý chỉ những người phát xít bạo tàn, hác dịch nhưng lại vô cùng ngu ngốc.