Truyền thuyết về Thánh Gióng là một trong những câu chuyện huyền thoại nổi bật trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Mẫu số 1 – Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Ở một làng nọ có một người phụ nữ đã luống tuổi mà chưa có chồng. Một hôm bà đi ra đồng thấy có dấu chân to và lạ bất thường. Bà thấy lạ bèn ướm thử chân mình vào dấu chân lạ đó. Thật kì lạ sau khi trở về nhà, bà mang bầu. 9 tháng mười ngày sau sinh ra một cậu bé kháu khỉnh mặt mũi thông minh đặt tên là Gióng.
Nhưng có một điều khác thường đó là Thánh Gióng 3 tuổi vẫn không biết nói. Trong khi những đứa trẻ khác đã nói sõi, chạy nhảy khỏe mạnh thì Gióng vẫn chỉ nằm im một chỗ, một chữ cũng không thốt ra làm mẹ của Gióng lo lắng sốt ruột không nguôi về sự kì lại của đứa con của mình.
Ngày ấy, giặc Ân tràn vào nước ta mang lại bao đau khổ cho nhân dân. Chúng điên cuồng trà đạp đay nghiến cướp của giết người đem đến bao chết chóc tang thương cho người dân. Nhà vua lo lắng cho đất nước nên ra lệnh đi tìm người tài giúp nước mong đuổi được giặc dữ ra khỏi đất nước trả lại bình yên cho nhân dân trong nước : “Sáu đời Hùng vận vừa suy, Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài”
Sứ giả đi khắp nơi không tìm được người, đến làng của Gióng, khi cậu bé ba tuổi vừa nghe tiếng sứ giả gọi loa đã bật dậy gọi mẹ mời sứ giả vào. Câu nói đầu tiên Gióng cất lên không phải tiếng gọi cha, gọi mẹ như bình thường mà đó lại là tiếng xin đánh giặc, chí khí ngút trời của một đứa trẻ kì lạ.
>>Những bài viết về truyền thuyết Thánh Gióng
Người mẹ ngạc nhiên đến bất ngờ nhưng vẫn chiều lòng con đi gọi sứ giả vào. Sứ giả bước vào, Gióng xin được ra trận đánh giặc, xin nhà vua cấp cho một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt….Sứ giả thấy chuyện kì lạ mà có người tài giúp nước vui mừng khôn xiết về báo với nhà vua. Nhà vua ngay lập tức sai người gom sắt, mời những thợ rèn giỏi nhất trong nước để có thể làm những đồ Gióng yêu cầu.
Lại nói về Gióng, từ ngày biết nói, bao nhiêu chuyện đã diễn ra khác thường. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, quần áo mặc vào lại rách. Dân làng phải cùng nhau góp cơm góp gạo nuôi Gióng. Chỉ trong thoáng chốc, một cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh vạm vỡ cường tráng hơn người.
Khi sứ giả mang những thứ Thánh Gióng cần đến, Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt vun vút lao vào quân giặc. Giặc dữ chống lại quyết liệt lao về phía Gióng. Gióng cưỡi ngựa sắt uy mãnh lao vun vút, ngựa đi đến đâu phun lửa giết giặc đến đó, xác quân giặc cháy thành tro bụi. Gióng đi đến đâu vung roi sắt giết giặc đến đó, xác giặc ngổn ngang khắp nơi. Đang chiến đấu với giặc thì roi sắt bị gãy, Gióng nhổ luôn bụi tre đằng ngà gần đó quật túi bụi vào quân giặc, quân giặc tan tác, tháo chạy không kịp.
Cuối cùng Gióng đã thắng được quân giặc, giặc Ân khiếp vía mà tháo chạy khỏi đất nước không dám quay đầu lại. Nhân dân hân hoan tung hô chiến công của Gióng. Từ nay về sau, bình yên sẽ quay trở lại với nhân dân nơi này, không còn bóng dáng quân thù khiếp vía nữa.
Dấu vết của cuộc chiến đấu giữa Gióng và giặc Ân vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Những vết chân ngựa sắt của Gióng dẫm đến đâu tạo thành những hồ lớn, bụi tre bị ngựa sắt phun lửa cháy trở thành những bụi trẻ ngả màu người ta gọi là tre đằng ngà.
Người dân nơi làng của Gióng sinh sống trồng được một giống cà ăn rất giòn và ngon. Quay trở lại với Gióng, cậu bé làng Phù Đổng ngày nào đã thắng trận. Sau khi giặc Ân tan, Gióng quất roi cho ngựa quay đầu lại, hướng về phía làng vái chào mẹ một lạy rồi bay thẳng lên trời.
Người dân vẫn ca bài ca về chiến công anh dũng của cậu bé làng Phù Đổng:
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng Vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vua Hùng biết ơn đã phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, dân gian vẫn thường gọi là Thánh Gióng. Người dân trong nước nhớ ơn Thánh Gióng thờ phụng như một con người có ơn với đất nước, đời đời hương khói ghi công. Ở nơi Thánh Gióng sinh ra là Làng Phù Đổng đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích, các di tích lịch sử về chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc.Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam đối chọi với lũ giặc hung bạo .
Em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng – Mẫu số 3
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng Mốt, giờ là làng Đống Xuyên, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có một người đàn bà làm nghề trồng rau, không lấy chồng.
Một hôm nọ, bà ra vườn cà ven sông vào buổi sáng tinh mơ, bỗng thấy một dấu chân lớn chưa từng thấy, sẵn tò mò bà đưa chân mình ướm thử vào dấu chân ấy. Sau trận mưa lớn, vườn cà cũng bị giẫm nát nhưng cà vẫn còn tươi nên bà đã hái về ăn. Ít lâu sau, bà thấy trong bụng mình chuyển động rồi có thai.
Gần ngày sinh, bà bị dân làng phát hiện được và bị đuổi ra khỏi làng. Đây là một tục lệ dưới thời phong kiến, phụ nữ chưa chồng mà có con gọi là chửa hoang, sẽ bị đuổi khỏi làng.
Không có nơi để nương thân, bà đành phải về ở tại trại giờ là xóm Ban. Vào ngày mùng bảy tháng giêng âm lịch, bà đã sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú.
Nhưng lạ một điều là đã ba năm trôi qua mà cậu bé chẳng biết nói, biết cười, chỉ nằm trên thúng trên gióng tre, vì vậy dân làng gọi tên cậu là Thánh Gióng. Điều này khiến bà vô cùng lo lắng, buồn phiền.
Ngay khi đó có đoàn sứ giả đi qua báo tin có giặc ngoại xâm, nhà vua đang cầu hiền tài cứu giúp đất nước. Bỗng dưng cậu bé Gióng bật ra thành tiếng, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào .
Khi sứ giả vào, cậu bé Gióng ngồi dậy nói rằng: “Ngươi hãy về tâu với đức vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước và một chiếc nón sắt để ta đi đánh giặc”.
Sứ giả tâu lên, vua tức tốc sai người cho làm vật dụng mà Gióng đã yêu cầu và chuyển đến cho Gióng cứu nguy đất nước.
Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân góp gạo nuôi cơm cho Gióng ăn no để lớn lên và đi đánh giặc xâm lăng.
Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà , cứ mỗi lần ăn xong một nong cơm cậu bé lại vươn vai một lần và vụt lớn nhanh như thổi khiến ai nấy đều ngạc nhiên. Dân làng mang vải vóc để may quần áo cho Gióng mà vẫn không đủ, đành phải lấy hoa cỏ lau buộc vào để che thân.
Đến ngày ra trận, Gióng ăn xong rồi vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng và nhảy lên lưng ngựa nhưng ngựa bị bẹp rúm do sức nặng quá lớn. Sứ giả lại cho người gấp rút đúc một con ngựa sắt khác chịu được sức nặng của Gióng.
Vừa lúc ngựa sắt tới nơi cũng là lúc có tin báo giặc Ân đang hoành hành ở Trâu Sơn. Thánh Gióng liền tạm biệt mẹ và dân làng, đội nón sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa giật cương lên đường hô to: Ta là Thiên Tướng đây!. Ngựa hí dài một tiếng và phi như bay.
Gióng đánh đâu thắng đấy, giặc Ân bị đánh tơi bời. Đang giữa trận roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền nhổ những khóm tre đầy gai ven bờ quất vào quân giặc tạo nên chiến thắng vang lừng khiến kẻ địch khiếp sợ. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua để lại những vết chân ngựa. Khi đi qua Phù Lỗ, Thánh Gióng liền cởi bỏ áo giáp sắt, nón sắt và roi sắt, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc và phi lên trời.
Sau này, để ghi nhớ công ơn người anh hùng này, Vua Hùng đã sai người lập đền thờ Gióng gọi là Thánh Mẫu Bảo Vương tại nơi Gióng sinh ra và đặt tên là làng Phù Đổng.
Trên đây là bài kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
Có thể bạn chưa biết:
- Đền Gióng ở đâu?
Đền Gióng hay còn gọi là Đền Sóc là nơi thờ Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương. Đền tọa lạc trên núi Sóc, xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 30km.
Đền Gióng Sóc Sơn còn là quần thể di tích được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1962. Đây là một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng với rất nhiều ngôi đền như đền Trình,đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, chùa Non Nước, hòn đá Chồng, nhà bia. Đặc biệt hơn, ở đây còn có tượng đài Thánh Gióng đúc bằng đồng nguyên chất nặng 85 tấn.
2. Truyện Thánh Gióng là truyền thuyết hay cổ tích?
Truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết chứ không phải là cổ tích vì câu chuyện gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và có những yếu tố kỳ ảo, nhưng vẫn mang đậm yếu tố lịch sử và tinh thần yêu nước.
Truyền thuyết và cổ tích đều là hai thể loại văn học dân gian. Nhưng truyền thuyết thường gắn liền với các sự kiện lịch sử hoặc nhân vật có thật, nhưng được kể lại qua thời gian với những yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Cổ tích thường là câu chuyện huyền thoại, thần thoại, mang tính tưởng tượng, kỳ ảo, với các yếu tố không có thật hoàn toàn, như các nhân vật thần tiên, quái vật, phép màu