Đề bài: Em hãy kể lại một cách ngắn gọn truyện Sự tích Hồ Gươm.
Xung quanh chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn và chủ tướng Lê Lợi trước quân minh xâm lược đã có rất nhiều câu chuyện, nhiều giai thoại xoay quanh chiến thắng này. Có lẽ câu chuyện li kì, hấp dẫn nhất lí giải chiến thắng to lớn của nghĩa quân này đó chính là thông qua sự tích Hồ Gươm, câu chuyện thể hiện được sự tin tưởng của thế lực thần thánh, mà ở đây chính là đức Long Vương vào tài năng và nhân cách của chủ tướng Lê Lợi nên đã cho mượn gươm thần. Và cũng nhờ thanh gươm này mà nghĩa quân dành được chiến thắng lẫy lừng trước quân xâm lược Minh, khiến chúng khiếp sợ.
Đó là thời đại đầy biến loạn của đất nước ta, khi quân xâm lược Minh kéo vào nước ta âm mưu đặt ách thống trị, bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân một cách tàn nhẫn, làm cho đời sống của người dân lầm than, đau khổ. Trong khi đó triều đình phong kiến bạc nhược, bất lực không có những hành động nào thiết thực, mạnh mẽ nên quân xâm lược Minh vẫn hoành hành ngang ngược, gây ra bao nhiêu đau khổ. Không chịu làm dân tộc nô lệ, không thể mất nước những người dân Việt Nam khi ấy đã đồng loạt nổi dậy đi theo nghĩa quân Lam Sơn, do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo để cùng chống quân Minh.
Nghĩa quân tuy thu hút đông đảo dân chúng tham gia, cùng với sự tài ba, đức độ của chủ tướng Lê Lợi nhưng tương quan lực lực vẫn vô cùng chênh lệch, do đó nghĩa quân thường xuyên gặp phải những cuộc tập kích bạo tàn của kẻ giặc, đời sống của nghĩa quân gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt về lương thực và hoàn cảnh sống. Trước tình hình đó, đức Long Vương ở dưới thủy cung cũng đồng cảm với cuộc sống đầy khổ đau của nhân dân, với chính sự rối ren, bế tắc nơi trần thế nên đã quyết định mang gươm thần của mình cho mượn. Gươm thần này có linh tính cùng với sức mạnh phi thường có thể giúp sức vô cùng đắc lực trong cuộc chiến trước quân Minh.
Gươm thần không trực tiếp được trao cho Lê Lợi mà đó là cả một quá trình, như sự thử thách của đức Long Vương đối với bản lĩnh của vị chủ tướng Lê Lợi. Mà trước hết, lưỡi kiếm không phải do Lê Lợi nhặt được mà do Lê Thận, một ngư dân làm nghề đánh bắt kéo được khi buông lưới đánh bắt cá. Đó là một buổi sáng, Lê Thận mang lưới cùng những vật đụng đánh bắt cần thiết ra bờ sông. Sau nhiều lần kéo lên lưới không Lê Thận đã rất buồn bã, nhưng không dừng lại mà vẫn kiên trì kéo lưới. Cuối cùng mẻ lưới kéo lên cũng nặng trịch, Lê Thận mường tượng ra trong đầu ra những con cá rất lớn.
Nhưng khi kéo lưới lên thì Lê Thận lại rất thất vọng vì không hề có con cá nào mà đó chỉ là một khối sắt không rõ hình thù. Lê Thận đã tiện tay quăng luôn khối sắt ấy xuống lòng sông và tiếp tục quăng lưới đánh cá. Nhưng lần kéo thứ hai này, khối sắt nọ vẫn vướng trong lưới, đã có chút bực bội, Lê Thận không chút chần chừ mà thẳng tay ném xuống sông một lần nữa. Lần thứ ba kéo lên khối sắt vẫn mắc vào lưới như lần đầu. Thấy kì lạ, lần này Lê Thận không ném xuống sông như những lần trước nữa mà nhìn kĩ lại khối sắt mà mình vừa kéo được.
Thì ra đó không chỉ là một khối sắt mà nó là một lưỡi kiếm sắc bén, tỏa ra thứ ánh sáng đặc biệt, trên thân của lưỡi kiếm có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Biết mình đã kéo được bảo vật quý giá nên Lê Thận đã mang về để trong nhà. Trong một lần chạy trốn khỏi sự truy kích của quân Minh, chủ tướng Lê Lợi đã vào trú ẩn nơi ngôi nhà nhỏ của Lê Thận, thấy căn nhà tối om nhưng nơi góc nhà lại phát ra thứ ánh sáng lạ kì, Lê Lợi đã đến xem thì phát hiện ra lưỡi gươm quý, để lại cho người những ấn tượng đặc biệt về thanh gươm này.
Cũng trong một lần khác trốn trong rừng, Lê Lợi đã phát hiện ra một thứ đồ vật phát sáng ở ngọn một cây cao, tò mò mang xuống thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, bỗng nhiên Lê Lợi nhớ đến lưỡi kiếm ở nhà Lê Thận và cho rằng chúng có thể là một. Quả như dự đoán của Lê Lợi, đuôi kiếm vào lưỡi kiếm vừa khít với nhau, thấy sự kì lạ, Lê Thận đã dùng lưỡi kiếm dâng lên Lê Lợi. Sau đó, các trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn với sự tương trợ của thanh kiếm thần liên tiếp giành đại thắng trước quân Minh. Thế trận bị đẩy ngược, quân ta giành được thế chủ động, dồn quân Minh vào thế thất bại, buộc chúng phải rút quân về nước. Đất nước ta đã dành được độc lập, không còn bóng dáng của quân thù. Đời sống của nhân dân trở về trạng thái yên bình, no ấm yên ổn làm ăn sản xuất.
Quân Minh bị đánh đuổi, Lê Lợi lên ngôi vua, một lần dạo chơi trên hồ tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng đến bên mạn thuyền và phát ra tiếng nói, yêu cầu Lê Lợi hoàn trả lại kiếm cho đức Long Vương. Sau khi trả lại kiếm cho Rùa vàng thì Rùa vàng biến mất nơi đáy sâu của hồ. Biết được sự giúp đỡ của thần linh, đồng thời để ghi nhớ sự kiện hoàn trả kiếm thần ngày hôm đó thì hồ Tả Vọng đã chính thức đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.
Leave a Reply