Khái quát ngắn gọn câu tục ngữ về con người và xã hội

Đề bài:   Khái quát ngắn gọn câu tục ngữ về con người và xã hội

Bài làm

  Văn học dân gian được ví như bầu sữa mát lành mang lại trong tổng thể nền văn học nói chung. Cùng với văn học bác học thì văn học dân gian trở lên đặc sắc hơn cả, bởi nó gắn những bài học, những câu chuyện, những kinh nghiệm từ xa xưa mà ông cha ta hun đúc lại. Trong kho tàng văn học  dân gian thì không thể không nhắc tới những câu tục ngữ đặc sắc nói về con người và xã hội, nó chiếm một vị trí “đắc địa” trong nền văn học dân gian nói riêng và văn học nói chụng.

        Tục ngữ là một trong những thể loại đặc sắc của văn học dân gian. Tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, là những câu nói có vần vè, ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc. Nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của ông cha ta ngày trước. Trong khi ca dao dân ca là những khúc hát tâm tình, những bài hát du. Còn ngược lại tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, mang hai lớp nghĩa đen và nghĩ bóng nói về những tri thức, bài học của người đi trước đúc kết lại, mong muốn nhắn gửi cho thế hệ mai sau. Phải khẳng định rằng rất nhiều bài học của các câu tục ngữ mang lại có tính đúng đắn đến lạ kì, nó như một kim chỉ Nam định hướng bước đi của chúng ta và những bài học đó vẫn vẹn nguyên.

       Dường như tuổi thơ của chúng ta thường gắn với lời ca tiếng hát, những lời ru trong trẻo của mẹ. Những câu chuyện bà thường hay kể, chuyện Thạch Sanh ở hiền gặp lành, mẹ con Lý Thông  ác giải ác báo,… đã truyền cho chúng ta những bài học những cách học làm người theo một cách truyện đạt gần gũi nhất. Những câu ca dao tục ngữ gắn liền với đời sống sản xuất, gắn liền với con người đưa cho ta những bài học, những kinh nghiệm quý báu mà cha anh ta đúc kết từ bao đời. Đó quả là một kho tàng tri thức quý báu.

abc

         Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên, về lao động sản xuất đến nay vẫn còn mang giá trị nguyên vẹn, nó vẫn được người đời  nhắc nhớ, như một hướng dẫn đã mặc định trong họ. Cũng giống như nhiều câu tục ngữ khác, những câu tục ngữ nói về về thiên nhiên, lao động sản xuất đều dùng hình ảnh so sánh gần gũi, dung lối ẩn dụ, hoán dụ để diễn tả lại sự vật hiện tượng sống động, hấp dẫn. Như câu “Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi” hay “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tất vàng bấy nhiêu’,…

       Những câu tục ngữ nói về con người rất nhiều, nói về cách sống, cách đối nhân xử thế,…Bên cạnh những câu tục những sáng về nhân cách, cách học làm người thì còn có những câu tục ngữ mang tính khuyên dạy chúng ta nên sống như nào nên “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Và cũng có những câu ông cha khuyên nhủ con cháu chúng ta quan tâm đến cả hình thức bên ngoài, đưa ra những nhận định về cái đẹp để người sau lấy đó làm cốt yếu “Cái răng cái tóc là góc con người”.

      Trong kho tàng văn học dân gian, cũng có nhiều câu tục ngữ nói về lễ nghĩa thầy trò, việc tôn sư trọng đạo cũng là một đức tính cần có trong cuộc đời mỗi người. Trong cuộc sống ngày nay với những đòi hỏi về kiến thức, trình độ chuyên môn thì mỗi người tự học hỏi, học từ chính người thầy-người soi đường chỉ lối cho cho chúng ta, cập bến bờ. Vì vậy vậy tôn trọng người thầy là một việc làm đẹp, nên làm và rất đáng được trân trọng. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những câu tục ngữ đặc sắc nói về tôn sư trọng đạo.

      Kiến thức của nhân loại là vô hạn, vì vậy không chỉ có học thầy, học trong lớp mà chúng ta có thể học ở mọi nơi. Học ngay cả từ bạn bè của bạn. Cũng có câu tục ngữ đánh giá cao về việc học ở bạn bè của mình là” Học thầy không tày học bạn”.

      Khẳng định sức mạnh đoàn kết cũng là một trong những nội dung quan trọng trong những câu tục ngữ nói về con người và xã hội. Khi khó khăn một người khó có thể vượt qua được, nhưng cùng khó khăn đó nhiều người chung sức cùng làm thì lại dễ dàng vượt qua. Thật đúng với câu tục ngữ” Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.

       Mỗi câu tục ngữ là một bài học về cuộc sống. Am hiểu tục ngữ, ca dao Việt Nam chúng ta không chỉ đơn thuần nhận được một sự thoải mái, ví von do câu chữ mang lại mà ẩn sau đó là bài học làm người, cách sống sao cho đạo nghĩa, những kinh nghiệm dân gian về sản xuất,…Thật là một món quà vô giá mà cha anh ta để lại cho con cháu ngàn đời sau học hỏi. 

 

TU KHOA TIM KIEM:

KHAI QUAT NGAN GON

KHAI QUA NGAN GON CAU TUC NGU VE CON NGUOI VÀ XA HOI

CAU TUC NGU CON NGUOI VÀ XA HOI