Khái quát những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong chùm ca dao về tình cảm gia đình

 Đề bài: Khái quát những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong chùm ca dao về tình cảm gia đình

Bài làm

        Trong tuổi thơ của mỗi chúng ta, ca dao dân ca tựa như một người bạn thân thiết đồng hành, lớn lên cùng ta, vỗ về tâm hồn chúng ta nơi những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Chúng ta say giấc nồng khi bên tai còn văng vẳng tiếng ru ngân nga, ngủ say trong cả những buổi trưa hè đến những đêm đông lạnh giá. Bởi vậy mà tình cảm gia đình luôn luôn là một phần rất quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam. Đằng sau những câu hát về tình cảm gia đình, đời sống tinh thần,cụ thể đó là tâm hồn, tình cảm của nhân dân Việt Nam được hiện lên rõ nét.

          Tình cảm gia đình trước nhất được thể hiện qua ơn nghĩa của người con đối với công lao của cha mẹ, đó là thứ tình cảm thiêng liêng nhất bởi nó được gắn kết với nhau bởi huyết thống. Cha mẹ là những người ban cho ta sinh mạng, sự sống và cuộc đời, ban cho ta cả những cảm xúc quý giá của một con người.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

           Những câu ca dao trên đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật thân thuộc gần gũi hay xuất hiện trong ca dao dân ca, tạo nên hiệu quả làm tăng thêm tình cảm, tăng giá trị và cảm xúc cho người đọc, người nghe.  Biện pháp đối xứng công cha- nghĩa mẹ, núi- biển tưởng chừng như đối lập nhau nhưng thực ra đã làm khắc sâu thêm sự vĩ đại, vĩnh cửu của công ơn cha mẹ và sự hy sinh của họ. Thể thơ lục bát với nhịp lên xuống mềm mỏng, lắng đọng và sự ngọt ngào của những điệu hát ru đã làm cho những câu ca dao trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng như một lời thủ thỉ hiền hòa, tâm tình. Nghệ thuật so sánh “như núi”, “như nước” thật dân dã, thân quen, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ ăn sâu vào lòng người. Núi và biển đều là những nơi mênh mông, vĩnh hằng, người cha thì vững chãi như núi còn người mẹ thì hiền lành, yên bình tựa biển sâu. Ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ được khéo léo đưa vào câu ca dao, chạm nhẹ tới trái tim của những người con đang chịu ơn. Biện pháp so sánh đã giúp chúng ta nhận thấy được lòng biết ơn sâu nặng của những người con đối với cha mẹ của mình.

tải xuống

Chiều chiều đứng trước ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

         Câu ca dao thứ hai trong chùm ca dao đã sử dụng từ láy “chiều chiều”,  gợi sự buồn bã ảm đạm, thê lương khi thời điểm tắt dần của ánh nắng, thời khắc hoàng hôn, giao hòa ngày đêm. Ta có thể hình dung ra hình ảnh người con gái lấy chồng xa quê đang âm thầm đứng nơi khuất lấp “ ngõ sau” để nhớ về mẹ, nhớ về quê hương mỗi buổi chiều tà. Tại đây xuất hiện từ láy “chiều chiều” và lặp từ chiều một lần nữa ở “chín chiều”. Thông qua đó phác họa phần nào một nỗi lòng xót xa, sâu lắng, nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Tất cả đó chính là tình yêu gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc của những người con xa xứ, dù sống xa nhà nhưng vẫn một lòng hướng về quê mẹ, vẫn “ruột đau chín chiều”.

Ngó lên- nuộc lạt

Bao nhiêu nuộc lạt- nhớ ông bà bấy nhiêu.

        Hình ảnh so sánh “nuộc lạt” và lối so sánh bao nhiêu- bấy nhiêu đã ít nhiều khắc họa lên nỗi nhớ trùng trùng điệp điệp không thể nào kể xiết của người cháu xa cách. “Ngó lên” là hành động chỉ sự tôn kính, từ “ngó” chỉ sự gần gũi. Hình ảnh “nuộc lạt” so sánh với tình thân đã thể hiện tình cảm huyết thống khăng khít và nỗi nhớ da diết sâu đậm của người cháu đối với ông bà của mình.

         Có lẽ ta đã từng nghe câu ca dao: “Anh em như thể tay chân” ở bất cứ gia đình nào. Tình cảm giữa anh chị em là tình cảm hòa hợp, là sự hiểu rõ nhau, gắn bó khăng khít với nhau của những người anh em ruột thịt cùng thế hệ, đồng thời là những người bạn đồng trang lứa “Như thể tay chân”,  “Anh em nào phải người xa”. Phương thức so sánh anh em với chân tay như thể nhắc đến lẽ sống còn: tay chân không thể nào thiếu nhau giống như anh em trong một nhà vậy, không chỉ lúc gian nan hoạn nạn luôn cần có nhau mà còn chia sẻ với nhau những niềm vui trong cuộc sống. Nhờ vào biện pháp so sánh, tác giả dân gian đã gửi lời khuyên nhủ tới những người anh em phải đoàn kết, hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau làm cho cha mẹ vui lòng bởi tay chân trên cùng một con người không thể nào thiếu nhau được.

          Tóm lại, chùm bốn bài ca dao nói trên đều chứa nội dung nói về tình cảm gia đình: đó là tình phụ tử, mẫu tử, con cháu đối với ông bà, tình anh em một nhà. Tất thảy đó là những tình cảm thiêng liêng sâu nặng, là tình yêu ăn sâu tận xương tủy, luôn tồn tại trong tim và nhận thức mà bất cứ con người nào cũng có, nó cần được nâng niu trân trọng và được bảo vệ.

TU KHOA TIM KIEM:

KHAI QUAT NHUNG BIEN BIEN PHAP NGHE THUAT

CHUM CAU HAT VE TINH CAM GIA DINH

CHUM CA DAO VE TINH CAM GIA DINH