Khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu thể hiện trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh

Đề bài: Khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu được thể hiện như thế nào trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh? Anh chị hãy phân tích cảm nghĩ của Xuân Quỳnh về tình yêu trước thời gian.

Dường như thơ ca được sinh ra một phần là để viết về tình yêu. Biết bao nhà thơ đã hoa mòn bút lực trong đề tài này và đã có những vần thơ bất hủ. Đề tài vừa cũ những lại luôn mới như tình yêu của con người. Tìm đến đề tài quen thuộc những tạo ra chỗ đứng trên thi đàn văn học là một việc không hề đơn giản. Nhưng Xuân Quỳnh đã đạt được điều đó qua bài thơ Sóng. Bằng hình tượng sóng, nhà thơ đã nói được khát vọng vĩnh cửu về tình yêu của mình.

Có thể nói rằng khát vọng vĩnh cữu hóa tình yêu không phải chỉ là cảm hứng chủ đạo của riêng bài thơ Sóng. Mà trong nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh khát vọng này đã bộc lộ, tuy nhiên chỉ đến khi Sóng được ra đời thì nỗi khát vọng mới được thể hiện rõ nét và tuột bậc nhất.

Sóng là một hình tượng với nhiều sắc thái động, và không bao giờ ngừng lại. Xuân Quỳnh đã nhận thấy điểm này của sóng tương đồng với khát vọng tình yêu của mình. Sóng cũng như tình yêu khi “Dữ dội và dịu êm” khi thì “ồn áo và lặng lẽ”. Và con sóng cũng không chịu bó mình trong con song nhỏ mà đã vươn mình ra biển lớn. Em cũng vậy em, em muốn một tình yêu lớn, một tình yêu bất diệt thủy chung. Xuân Quỳnh còn phát hiện ra rằng dù con sóng “ ngày xưa” hay “ngày sau”, dù con sóng “trên mặt nước” hay con sóng “dưới lòng sâu” thì vẫn luôn mang một khao khát tình yêu. Và em cũng vậy em luôn khao khát được yêu anh, bên anh để rồi em thao thức, nhớ nhung ngày đêm không ngủ được.

“ Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Còn biển là còn sóng, là còn tình yêu bất diệt vì sóng chẳng bao giờ ngừ vỗ. Còn anh là còn tình yêu của em, là còn khát vọng yêu thương nồng cháy của tuổi trẻ. Vì cuộc đời đẹp nhất là khi được yêu và sống với người mình yêu.

Và khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu theo thời gian đã được tác giả thể hiện rõ trong đoạn cuối của bài thơ.

“ Cuộc đời tuy dài thế

Để ngàn năm còn vỗ”

Có thể nói hai khổ này là những cảm nhận rất tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về sự vận động trôi cháy không ngừng của thời gian trong sự tương phản của cái mãnh liệt, bất tử của tình yêu muôn thủa? Nó góp phần bộc lộ trọn vẹn ý nghĩa của hình tượng sóng trong bài thơ.
Nếu ở các khổ thơ trước, nhà thơ đã khám phá ra hết những tinh cách của sóng: Khi cuồng nhiệt khi dịu êm: sóng có tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải, lúc nào cũng hướng tới bờ, sóng muôn đời bất tử… Đi song hành cùng với em khổ thơ đã tạo được sự cộng hưởng cảm xúc để tăng hiệu quả của sự nhận thức về chủ thể chữ tình về một tình yêu thủy chung và bất diệt.
Tiếp nối mạch cảm xúc đó, đến hai khổ thơ cuối của bài thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện trọn vẹn, hoàn chỉnh quan niệm của mình về tình yêu thông qua hình tượng sóng , đó là khát vọng và tình yêu trong tương lại sẽ trường tồn vĩnh cửu với thời gian vô tận, vô cùng.

“Cuộc đời tuy dài thế

Mây vẫn bay về xa”

Ở đây nhà thơ quan niệm biển dẫu rộng dài tới đâu thì vẫn có bến bờ, cũng vẫn có những giới hạn của nó và những đám mây lững lờ, vô định kia cũng không thể dừng lại mãi mãi trên biển mà chúng sẽ phải tiếp tục cuộc hành trình trên bầu trời để về cõi xa xăm vô định. Cũng như cuộc đời con người tuy có dài nhưng không phải là vĩnh viễn, bất tử. Như thể tất cả cái dài rộng mênh mông kia rồi sẽ trôi về dĩ vãng chỉ có tình yêu nồng nhiệt, đằm thắm là còn lại và vượt qua tất cả. Một niềm tin ấy được diễn tả bằng thủ pháp so sánh được thể hiện một cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục và truyền cảm mạnh mẽ đối với người đọc.

Từ niềm vững chắc ấy, bài thơ được khép lại ở chính cái đỉnh điểm của nỗi khát khao tột độ của nhà thơ là được sống trọn vẹn, sống hết mình trong tình yêu, cho tình yêu và muốn được hòa nhập, được hóa thân vĩnh viễn vào cái mênh mông của tình yêu muôn thủa:

“Làm sao được tan ra

Để ngàn năm còn vỗ”

Bốn câu thơ có vẻ giản dị những lại là một ẩn dụ sâu sắc. Người phụ nữ đang yêu khi đứng trước biển lớn tình yêu suy ngẫm về cái hữu hạn củ một đời người và cái vô tận của tình yêu muôn thuở, rồi chợt nhận ra những con sóng đang tan ra trên đại dương bao la kia không phải để mất mà là để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong trong vô vàn những con sóng khác. Cũng như thế, con người rồi cũng sẽ ra đi nhưng tình yêu thì vẫn còn ở lại, vẫn tồn tại vĩnh hằng như những con trên biển khơi. Vì thế, nhà thơ khao khát, ao ước – một niềm kháo khát, ao ước đến tuột đỉnh của một con tim giàu tình yêu thương – là được hóa thân như những con song biển kia để được sống mãi trong tình yêu của mình.

Qua đoạn thơ chúng ta đã cảm nhận được khát vọng cháy bỏng về tình yêu của một trái tim nồng nhiệt. Từ khát vọng này mà ta thấy được cuộc đời con người quý giá biết bao nhiêu, phải biết trân trọng và giữ gìn, đừng đẻ nó qua đi rồi mới hối tiếc.

Tham khảo thêm:

Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.