Khởi ngữ là gì? Đặc điểm và cách nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là gì?

Các thành phần chính trong câu mà chắc bạn nào cũng đã biết gồm có chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Tuy nhiên, trong câu đôi khi tồn tại một thành phần vô cùng quan trọng, mà ít người biết đến là đó khởi ngữ.

Vậy Khởi Ngữ là gì? Cách nhận biết khởi ngữ, những đặc điểm và tác dụng của khởi ngữ là gì? Cùng tìm hiểu trong bài biết này nhé!

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài, chủ đề được nói đến trong câu.

Khởi ngữ không tham gia vào các thành phần nòng cốt trong câu.

Trước khởi ngữ có thể sử dụng các quan hệ từ như về, đối, với, còn…

Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ thì.

Khởi ngữ không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ trong câu.

Tham khảo thêm:

  • Thành phần biệt lập là gì?
  • Nghĩa tường minh hàm ý là gì?
Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là gì?

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là: ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Đặt câu có khởi ngữ và cho ví dụ về khởi ngữ
Dưới đây là hướng dẫn đặt câu khởi ngữ và đặt câu có thành phần khởi ngữ: đặt 2 câu có khởi ngữ ,đặt 5 câu khởi ngữ hãy tham khảo nhé !

Ông ấy rượu không uống thuốc không hút
Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
Quyển sách này, tôi đọc rồi.
Chiếc bút này, tôi dùng lâu rồi
Bộ phim này, tôi xem nó rồi.

Cách nhận biết khởi ngữ trong câu

Nếu như cần làm những dạng bài tập liên quan đến việc xác định khởi ngữ trong câu thì bạn có thể dựa trên một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

Về vị trí, khởi ngữ thường đứng đầu câu hoặc đứng trước chủ ngữ trong câu.

Về quan hệ từ thường kết hợp, khởi ngữ thường kết hợp với những từ như “còn, đối với, và”

Khởi ngữ có thể đứng tách biệt với các thành phần trong câu hoặc liên kết với những thành phần đó. Khi khởi ngữ có liên kết chặt chẽ với thành phần trong câu, nó có thể lặp lại y nguyên hoặc sử dụng từ thay thế.

Ví dụ:

Còn tôi, anh ấy không thèm bận tâm.
Về phần mình, tôi không oán trách cô ấy.
Với những dạng bài tập chuyển câu thành câu có khởi ngữ, chúng ta chỉ cần thêm các quan hệ từ như “đối, với, còn,..”, trước cụm chủ vị có thể thêm từ “thì” hoặc thêm dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ và các thành phần khác trong câu.

Ví dụ:

Chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

Chúng tôi không tham gia trận bóng đá chiều nay.

=> Về trận bóng đá chiều nay, chúng tôi không tham gia (“về trận bóng đá chiều nay” là khởi ngữ).

Công dụng của khởi ngữ trong tiếng Việt

Những câu có chứa thành phần khởi ngữ đều có một ý nghĩa đặc biệt, ẩn chứa dụng ý của người nói, người viết. Công dụng của khởi ngữ trong câu như sau:

Thứ nhất, khởi ngữ giúp làm nổi bật được ý chính trong câu, giúp người nghe, người đọc tập trung vào nội dung chính trong câu.

Thứ hai, khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu một câu chuyện, thu hút người nghe.

Ví dụ: Về chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cái kết rất có hậu.

Về việc chăm sóc cây cảnh, bạn cần đặc biệt lưu ý đến loại đất, cách tưới nước, tỉa cảnh sao cho phù hợp.

Mỗi thành phần câu và cách sắp xếp câu trong tiếng Việt đều có ý nghĩa riêng của nó, bởi vậy cần lưu ý đến những cách sắp xếp này sao cho câu tiếng Việt vừa trôi chảy, vừa có sự liên kết chặt chẽ và thể hiện được đúng những gì người nói, người viết muốn truyền đạt.

Phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập

Khởi ngữ và thành phần biệt lập thường đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, đôi khi cùng được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy. Bởi vậy, nhiều bạn thường nhầm lẫn các thành phần biệt lập trong câu với khởi ngữ. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt chúng như sau:

Thành phần biệt lập: là thành phần không liên quan đến thánh phần chính trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa trong câu, thường để diễn tả thái độ, đánh giá của người nói. Thành phần biệt lập bào gồm tình thái từ, cảm thán, gọi đáp, phụ chú

Ví dụ: Trời ơi, ôi chao, vâng ạ, chắc chắn, chắc hẳn, theo ý tôi, theo quan điểm của tôi,….

Cụ thể:

Theo tôi, bài này chúng ta nên giải theo phương pháp này
=> “Theo tôi” là thành phần biệt lập trong câu, dù bỏ thành phần này, câu vẫn có nghĩa.

Trời ơi! Anh ta điên rồi
=> “Trời ơi” là thành phần biệt lập trong câu để diễn tả cảm xúc.

Khởi ngữ đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, đề cập đến nội dung, chủ đề được nhắc tới trong câu. Bỏ đi thành phần khởi ngữ, câu sẽ không đầy đủ ý nghĩa.

Ví dụ: Về chương trình TV này, tôi xem rồi.

=> Khởi ngữ “Về chương trình TV này”. Nếu bỏ thành phần khởi ngữ, câu chỉ còn “Tôi xem rồi” sẽ không diễn tả đầy đủ ý nghĩa.

Khởi ngữ cũng được phân biệt với thành phần trạng ngữ trong câu. Ví dụ trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, …cũng thường đứng trước thành phần chính trong câu và ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.

Ví dụ: Hôm nay, thời tiết thật đẹp.

=> “Hôm nay” là trạng ngữ chỉ thời gian.

Nếu câu được viết là: “Về thời tiết hôm nay, nó thật đẹp” thì “về thời tiết hôm nay” là khởi ngữ trong câu.

Chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Chúng ta có thể chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ và ngược lại chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ. Dưới đây bạn hãy tham khảo chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ mới nhất nhé còn để tìm hiều thành phần khởi ngữ là gì ? hãy tham khảo phần trước.

Cách chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ:

1. Cần xác định đề tài được nói đến trong câu là gì.

2. Đưa lên đầu câu và thêm vào trước đó các quan hệ từ hoặc đưa ra phía sau từ thì.

3. Hoặc đặt dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ với cách thành phần chính trong câu.

Ví dụ: Tôi xem bộ phim này rồi ( là một câu bình thường chỉ có chủ ngữ và vị ngữ).

Về bộ phim này, thì tôi đã xem nó rồi (Đưa khởi ngữ ra sau từ thì )

Bộ phim này, tôi đã xem nó rồi ( dấu phẩy giúp phân biệt đâu là khởi ngữ, chủ ngữ trong câu).

Còn tôi, tôi xem bộ phim này rồi. ( Thêm quan hệ từ còn)

Cách chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ:

Đưa khởi ngữ vào thành phần câu, bỏ các từ ngữ trước khởi ngữ( nếu có) và dấu phẩy đứng trước chủ ngữ ( nếu có).

Ví dụ: Rượu, ông ấy không uống. Thuốc, ông ấy không hút.

=> Ông ấy không uống rượu, không hút thuốc.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ khởi ngữ là gì? cách nhận biết khởi ngữ trong câu.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!