Làm rõ vẻ đẹp bi tráng của Tây Tiến trong khổ thơ: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ…độc hành”

 Đề bài: Làm rõ vẻ đẹp bi tráng của Tây Tiến trong khổ thơ: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ…độc hành”

Nhà thơ Quang Dũng gắn liền với bài thơ Tây Tiến đến nỗi cứ nhắc đến Tây Tiến là người ta nhớ đến Quang Dũng và ngược lại. Bằng tất cả tấm chân tình của mình dành cho đơn vị và đồng đội cũ nhà thơ đã viết lên tác phẩm Tây Tiến tại Phù lưu chanh. Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài từ những cuộc hành quân cho đến tình quân dân đầm ấm và cả ngoại hình của những người lính Tây Tiến nữa. Đặc biệt trong nỗi nhớ dài ấy vẻ đẹp bi tráng của đoàn quân Tây Tiến được nhà thơ thể hiện rõ trong bốn câu thơ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Người lính Tây Tiến chủ yếu xuất thân từ những người tri thức Hà Nội, vì tiếng của tổ quốc mà lên đường bảo vệ biên giới Việt Lào đồng thời đánh tiêu hao sinh lực địch. Trong cuộc chiến ác liệt ấy không thể nào tránh khỏi sự hi sinh. Nhà thơ đã miêu tả thật bi tráng sự hi sinh của người lính Tây Tiến:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Hai từ “rải rác” thể hiện sự hi sinh của người lính Tây Tiến, không phải chỉ một đồng chí hi sinh mà có nhiều, thậm chí là rất nhiều đồng đội đã ngã xuống. Một dải đất biên cương dài bao nhiêu thì cũng tương đối bấy nhiêu chiến sĩ Tây Tiến ngã mình xuống để đổi lấy sự bình yên, chủ quyền cho vùng đất ấy nói riêng và cho tổ quốc nói chung. Họ mất đâu có được chôn cất cùng nhau nên trên khắp biên cương những nấm mồ trải dài rải khắp. Người lính Tây Tiến sống ở biên cương và cũng yên nghỉ tại biên cương. Nhà thơ sử dụng hàng loạt các từ hán Việt như “biên cương”, “mồ viễn xứ” để thể hiện sự trang trọng cái chết của người lính Tây Tiến.

Hiện thực những đồng đội của nhà thơ đã ngã xuống, khi họ còn sống họ cũng đã xác định rõ:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Những người trí thức Hà thành lên đường hành quân vì tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc họ xác định lí tưởng vì nước quên thân. “Chiến trường” là nơi bom rơi đạn nổ, là nơi biết bao nhiêu người ngã xuống máu thấm đất, tim hướng về cách mạng, nhân dân. Cũng chính nơi chiến trường ấy, tất cả những thanh niên lên đường để quyết tâm bảo vệ cho tổ quốc. Họ không tiếc tuổi trẻ, tình yêu, họ hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc của toàn dân tộc. Giống như Nguyễn Đình Thi đã viết: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” hay Tố Hữu cùng từng nói:

Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…

Đối với người linh tây Tiến nói riêng và người lính cụ Hồ nói chung, tình yêu tuổi trẻ đều là những thứ tươi đẹp thế nhưng trái tim kia hướng đến nhân dân, đến đất nước nhiều hơn cũng chỉ để đổi lấy những tình yêu khác, những tuổi trẻ khác của thế hệ sau này. Đây là một lí tưởng cao cả.

Người lính Tây Tiến ngã xuống tô thắm cho mảnh đất biên cương. Sự hi sinh được thi vị hóa qua hình ảnh “áo bào”. Những người lính ngã xuống đều được quấn bởi một tấm chiếu nhưng ở đây tấm chiếu ấy như một chiếc áo bào để tặng cho những người lính đã xả thân vì đất nước. Chưa bao giờ một mảnh chiếu lại đóng vai trò lớn đến thế. Nhà thơ không nói người lính hi sinh hay người lính mất đi mà nói “về đất”. Có thể nói đây là sự bất tử của những người lính Tây Tiến, họ không chết đi chỉ là họ về với cát bụi để tô thắm quê hương.Những người lính ra đi để lại con sông Mã ngày đếm gắn bó độc hành bước. Con sông được nhân hóa như “gầm” lên để thỏa nỗi nhớ với người lính Tây Tiến.

Như vậy qua đây có thể thấy, cả đoạn thơ nhà thơ không hề nhắc đến một từ chết thế nhưng đọc vẫn hiểu đây đoạn trích thể hiện sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Họ bất tử với núi sống, họ bất tử với nhà thơ và cả những dân Việt Nam nữa.