Lớp nghĩa thứ hai trong bài ‘Bánh trôi nước’ phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ

Đề bài: Lớp nghĩa thứ hai trong bài ‘Bánh trôi nước’ phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ

Bài làm

  “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác cá tính, phóng khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến nhiều người đọc khâm phục bởi tài năng của mình. Bà để lại nhiều bài thơ sâu sắc về phụ nữ Việt Nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của bà. Ngoài việc miêu tả các đặc điểm của bánh trôi nước thông thường, Hồ Xuân Hương còn lồng vào đó là vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

          Toàn bài thơ là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Nhờ tài quan sát và khả năng liên tưởng, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa bánh trôi nước và vẻ đẹp cũng như thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ ngoài đẹp (trắng, tròn), tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm nổi, lênh đênh, lomg đong lận đận (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như cuộc đời), không làm chủ được số phận, cuộc đời của mình. Bài thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang hàm nghĩa tượng trưng, miêu tả về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của cái bánh mà lại thành phận người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có một hình thể đẹp, da trắng nõn, thân hình đầy đặn, có tâm hồn trong sáng nhân hậu hiền hòa:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

          Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng xứng đáng có được một cuộc sống sung sướng. Nhưng không, nàng phải chịu số phận đắng cay, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần:

Bảy nổi ba chìm với nước non

          Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ bị ohuj thuộc vào kẻ khác, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

          Thế nhưng, dù đời có nghiệt ngã, dù trải qua bao bất hạnh, người phụ nữ ấy vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

          Ta thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ.. Tác giả đặt trước những từ miêu tả về bánh trôi hai từ “thân em”. “Thân em” ở đây là lời xưng hô của cái bánh được nhân hóa mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu về bản thân mình. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực cái đẹp nhưng nó mang lại sự phúc hậu. Cặp quan hệ từ “vừa…vừa” phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về hình thể đó.

          Ngược lại, sang câu thứ hai, giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh vào sự bấp bênh, trôi nổi vô định của chính cuộc đời người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” đi kèm theo hình ảnh “bảy nổi ba chìm” như một lời oán trách đối với xã hội lúc bấy giờ: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ , dù họ chỉ là những người dân thấp cổ bé họng, không dám kêu than với ai.

2-min-3

           Từ giọng than vãn, lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi. Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Phụ nữ trong thời kì phong kiến luôn bị lẹp vế và phải cam chịu, đầu hàng số phận. Họ không dám đấu tranh đòi lại công bằng. Từ “mặc’ trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc, thậm chí là bất cần của nữ thi sĩ.

          Nhưng đến câu cuối cùng, giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại. Kết cấu đối lập được khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, sự đối lập đó thể hiện giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn mình. Dẫu cho cuộc đời có nhiều sóng gió như thế nào thì người phụ nữ vẫn kiên trì, cố gắng giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Đây là một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam mà Hồ Xuân Hương đã khám phá ra. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình, một người phụ nữ thông minh. Hơn hết, nữ thi sĩ muốn khẳng định giá trị của người phụ nữ.

          Tóm lại, “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam thời phong kiến: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Qua đó, tác giả cũng phần nào bộc lộ sự chán ghét đối với xã hội phong kiến bất công, thối nát vùi dập người phụ nữ. 

 

TU KKHOA TIM KIEM:

LOP NGHĨA THU HAI 

LOP NGHI THU HAI TRONG BAI BANH TROI NUOC

BAI THO BANH TROI NUOC

VE DEP, PHAM CHAT CUA  NGUOI PHU NU TRONG BAI BANN=H TROI NUOC