Miêu tả loài thảo quả – sản vật của vùng cao

Đề bài: Ở quê hương em vào mỗi mùa thu hoạch thì loài thảo quả bao trùm nhuộm sắc cả khu rừng, em hãy miêu tả loại quả đó.

Thật vui và hào hứng khi nhận được nhiều loại sản vật vừa quý vừa tạo kinh tế của núi rừng. Từ lâu, thảo quả đã trở thành một thứ quả được nhắc đến rất nhiều bởi những người dân vùng Lào Cai, Hà giang,… tạo ra những vụ mùa  bội thu như lúa trổ bông là nguồn thu lớn và quan trọng. Tác phẩm Mùa thảo quả của nhà văn Ma văn Kháng sẽ miêu tả rõ về loại quả này như một lời giới thiệu ca ngợi về loại quả ý nghĩa này.

Bài văn chia làm ba đoạn rõ rệt, mỗi đoạn có một mục đích riêng. Đến với đoạn văn đầu, ta có thể thấy được hương thơm của loại quả này được tác giả trân trọng. Bằng cách sử dụng điêu luyện biện pháp lặp từ, sự nhấn mạnh về câu chữ làm nổi bật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn,  từ  “ thơm”  được lặp rất  nhiều lần, nhưng là các trạng thái khác nhau tùy vào trường hợp muốn nêu bật hương thơm thanh mát, như niềm vui của người đi rừng, ẩn vào  cùng với hương thơm đất trời, gió còn tác động đưa mùi hương lan tỏa lan rộng để chúng thơm mãi với thời gian. Thảo quả còn được tả là một loại cây phát triển rất nhanh  từ bắt đầu với sự sống là những mầm sống hạt, rất nhiều cụm từ về sự trôi chảy của thời gian được tác giả sử dụng cùng với sự trưởng thành tạo quả của cây.

Sản phẩm của cây là một loại quả rừng rất quý. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh. Loại quả này có màu đỏ rất ấn tượng mọc san sát nhau và chín thành từng chùm đỏ chót dưới gốc nhìn  rất đẹp như là màu nắng hay màu lửa. Cả rừng bỗng như ấm hơn khi bới  gốc thu hoạch những nương thảo quả đến vụ. Quả xinh chúm chím được tác giả ví như những ngọn lửa đỏ hồng. Loại quả này ăn vừa ngon miệng, từ lâu lại được sử dụng như một loại vị thuốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp chữa nhiều bệnh và có giá trị, phong phú thêm nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.

Qua tác phẩm của nhà văn  Ma Văn Kháng ta thấy tác giả sử dụng thành công từ cách dùng từ đến đặt câu văn tạo một tác phẩm hay  miêu tả những  chi tiết  đặc sắc theo cảm nhận của tác giả về loại Thảo quả, ta có thể thấy được rõ nét về vẻ đẹp, cùng sự bất ngờ về sự phát triển của cây,làm phong phú cho những cánh rừng, càng làm ta yêu quý về nguồn cây rừng phong phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta.