Đề bài: Em hãy miêu tả tiếng đàn ba la lai ca thánh thót khi ngân vang trên dòng sông Đà qua tác phẩm Tiếng đàn ba la lai ca của Quang Huy đã được học ở lớp 5.
Càng trầm trồ về vẻ đẹp thiên nhiên của các vùng miền Việt Nam, được khắc họa trong tâm khảm mỗi con người để ngợi ca, để miêu tả và được lưu lại bằng những cảm xúc của các nhà thơ, nhà thơ Quang Huy cũng vậy ông muốn đem tình yêu của mình với quang cảnh của vùng đất đang khai thác “Nhà máy thủy điện Sông Đà” nằm ở tỉnh Hòa Bình, với sự xuất hiện của người con gái Nga cùng tiếng đàn Ba la lai ca là điểm nhấn cho tác phẩm thêm đặc biệt.
Cả bài thơ được viết theo lối thơ hiện đại, phóng khoáng trong câu chữ.Một sự thật là ông đã sáng tác bài thơ này khi chưa một lần đặt chân đến đây, chỉ tình cờ đọc một bài báo về Sông Đà, những chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam xây dựng công trình thủy lợi vĩ đại này. Vì vậy, trong khổ thơ đầu tác giả đã miêu tả bởi tiếng đàn là biểu tượng của nước Nga vẫn mang trong đó tiếng ca du dương , nghe tuy rụt rè nhưng rất nhẹ nhàng và đúng giai điệu đưa tâm hồn con người nhẹ bẫng và xao xuyến. Hình ảnh cô gái Nga hiện ra với câu thơ soi mình trong đáy giếng với “những cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ” tuyệt đẹp trong trí tưởng tượng phong phú của mình . Tiếng đàn ấy liên tưởng du lịch đến khung trời Nga với khúc dân vũ Cáp-ca, Như ngọn gió Xi-bia…
Tác giả chắc chắn những người Nga là những con người tràn đầy nhiệt huyết và cũng vô cùng lãng mạn với những hình ảnh thiên nhiên đầy màu sắc và uyển chuyển nhẹ nhàng đầy chất thơ. Trong bài thơ tác giả cũng miêu tả rõ cảm xúc choáng ngợp của bản thân trước công trường sông Đà trong đêm khuya tĩnh mịch chỉ có ánh trăng vàng soi bóng loáng cả mặt hồ công trường thì say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ,… ta thấy được tác giả dùng biện pháp nhân hóa ở đây rất linh hoạt, chắc chắn âm thanh của cô gái Nga trên tay cầm cây đàn bắt đầu lướt nhẹ những ngón tay trên dây phím khiến bức tranh sinh động hơn. Cả bài thơ có 2 câu văn mà em tâm đắc nhất là:
“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc: giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hoà quyện thật đẹp đẽ. Tiếp tục tác giả hướng sự quan tâm của mình về tương lai đến Ngày đập thủy điện Sông Đà công trình của sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt -Xô thành công đi vào hoạt động , điện sẽ về toàn đất nước mang niềm vui không thể tả xiết, và lúc đó sẽ phải chia tay với chuyên gia nước bạn , tác giả mong muốn từ những vùng sâu xa nhất của liên Xô cũng được hưởng cuộc sống đầy đủ. Và cuối bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca ấy vẫn in đậm trong lòng những người Việt, gắn với hình ảnh công trình thủy điện sông Đà kì vĩ.
Cho thấy tác giả phải là người có tình yêu sâu nặng với thiên nhiên và hiểu được cảm xúc của sự hòa quyện ăn ý của thiên nhiên và con người lao động đem đến những vần thơ lắng đọng, Bài thơ là sự xúc động của nhà thơ nói lên tình tình hữu nghị Việt-Xô và sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình và đã được phổ nhạc thành công cho bài thơ này .
Leave a Reply