Đề bài: Em hãy nêu giá trị hiện thực, và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài.
Tô Hoài là người luôn viết về cách mạng, viết về những người nông dân nghèo khổ, cuộc sống của những nhân vật trong tác phẩm của ông là những người khổ cực, họ bị áp bức, bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần, trong đó tác Vợ Chồng A Phủ là một trong những tác phẩm như thế, nó phản ánh sâu sắc được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
Giá trị hiện thực trong tác phẩm đó là nói về số phận của Mỵ và A Phủ, cả hai người phải chịu cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần, hai người đều mang thân phận nhỏ bé trong xã hội cũ. Mỵ vốn là người con gái hiền lành, chất phác, có tài thổi sáo, một lòng hiếu thảo với cha mẹ, thế nhưng vì phải trả nợ cho ba mà bị bắt sang nhà thống lý Pá Tra để gán nợ. Hình ảnh người con gái đang tung tăng, yêu đời, nay trở nên lầm lũi, Mỵ đang so sánh như con rùa lẫm lũi trong xó cửa, Mỵ không đi đâu suốt ngày lầm lũi quanh nhà, với công việc quanh năm làm, lầm lũi không lúc nào rảnh tay.
Cuộc sống của Mỵ trở nên tuyệt vọng, cô bế tắc trong cuộc sống, trở thành những con người nghèo khổ, cơ cực, cuộc sống quanh năm vất vả, Mỵ sống trong cảnh nghèo khổ, bị áp bức nặng nề về thể xác và cả tinh thần, thế lực phong kiến đó đang dồn con người đến đường cùng, phải chịu cuộc sống khó khăn, đau khổ. Mỵ muốn đi chơi, còn bị A Sử hành hạ cột tóc vào tường nhà, chịu nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần.
Mỵ muốn đi chơi cũng không được những mong ước đó thật nhỏ bé nhưng cũng không được đền đáp, lại phải chịu nổi đau nhiều hơn. Còn A Phủ là nhân vật điển hình cho số phận nghèo khổ, phải đi làm thuê cho nhà thống lý Pá Tra, chăn bò vô tình để hổ vồ mất bò nên bị nhà thống lý Pa Tra bắt trói, hình ảnh đó đã thể hiện số phận nhỏ bé không có tiếng nói, luôn bị sự áp bức, bóc lột của những thế lực cường hào.
Bị trói và hành hạ A Phủ dường như không còn lối thoát nào, mấy lần định trốn đi nhưng cuối cùng cũng bị bắt lại và trói chặt hơn, trong cảnh đêm đông lạnh giá đó, A Phủ bị buộc trong nhà, chính nỗi đau khổ mà làm cho giọt nước mắt của A Phủ rơi, nỗi đau tinh thần hành hạ, nỗi đau thể xác đang cào cấu, tâm hồn của A Phủ dường như rơi vào phía tận cùng của sự đau khổ.
Mỵ và A Phủ là đại diện cho những người nông dân nghèo khổ, phải chịu nỗi đau thể xác và tinh thần, phải chịu nỗi đau đớn, bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trong cảnh đó những người nông dân khổ cực đang bị hành hạ, bị ám ảnh trong những lần tra tấn đó. Những người nông dân nghèo khổ, cơ cực không có quyền lựa chọn cuộc sống của mình.
Qua đây nó muốn phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực trong xã hội lúc bấy giờ, ra sức tố cáo thế lực cường hào, phải chịu nỗi đau khổ cả về thể xác và tinh thần, họ bị áp bức bóc lột, rơi vào cảnh cuộc sống nghèo khổ. Nhưng trong khổ cực tình yêu thương vẫn được nảy nở, chi tiết đó đã mang giá trị phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc, tình yêu thương con người có sức mạnh to lớn trong việc cảm hóa con người, tạo nên sức mạnh cho con người, họ có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để đạt được những điều tốt nhất. Vượt qua giới hạn của sự áp bức, vượt qua những dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người.
Tô Hoài là nhà văn đã miêu tả thành công được giá trị nhân văn, giá trị hiện thực sâu sắc trong tác phẩm, với sự tinh tế trong cách thể hiện, mỗi giá trị đều nêu bật được chủ đề, tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm. Cả tác phẩm đều mang giá trị phản ảnh nội dung, hiện thực những giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị hiện thực của xã hội đang bị áp bức của thế lực cường hào.
Leave a Reply