Em hãy nêu hiểu biết của mình về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc
Trong nền văn học Trung Quốc có rất nhiều nhà văn nổi tiếng nhưng Lỗ Tấn vẫn là cái tên mà bạn đọc chú ý và ngưỡng mộ nhất. Ông không chỉ là một người thầy thuốc mà còn là một nhà văn chuyên tạo ra những vị thuốc tinh thần để chữa bệnh cho nhân dân. Thuốc là một trong số những truyện ngắn nổi tiếng của ông.
Lỗ Tấn sinh năm 1881 mất năm 1935. Ông sinh ra tại mảnh đất Thiêu Hưng tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút. Gia đình của ông không mấy may mắn khi cha của ông mặc dù học rộng tài cao nhưng đi thi lại không đỗ cho nên cứ sống như vậy đến khi mắc bệnh qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn có tài văn chương, bà thường kể cho nhà văn nghe những câu chuyện dân gian. Có lẽ bà là người có ảnh hưởng đến tài năng văn chương của Lỗ Tấn. Bút danh của ông vô cùng ý nghĩa. Hồi còn nhỏ ông thường xuyên đi học muốn để nhắc nhở bản thân ông tự khắc lên bàn mình chữ Tấn để nhắc nhở bản thân. Lớn lên khi trở thành nhà văn ông lấy họ mẹ và chữ Tấn làm bút danh. Lỗ Tấn học hành rất nhiều,sau có một một thời gian ông sang Nhật Bản để du học. Ở đây ông học ngành y mới ước muốn chữa bệnh cho người dân. Thuở nhỏ cha của ông đã từng chết vì bệnh tật mà các vị thầy lang không thể cứu chữa được nên ông quyết tâm theo học ngành y với mong muốn chữa bệnh cứu người. Hoạt động ở Nhật Bản ông nhận thấy bệnh tư tưởng trong chính những người dân Trung Hoa mình quá lớn nên ông chuyển sang sự nghiệp văn chương. Ông nghĩ rằng chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh trên cơ thể.
Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn có nhiều tác phẩm nổi tiếng, người đọc bắt đầu biết đến Lỗ Tấn qua truyện ngắn Nhật kí người điên. Sau này ông viết nhiều truyện ngắn in trong hai tập Gào thét và bàng hoàng. Không chỉ thành công trong lĩnh vực truyện ngắn Lỗ Tấn còn thành công trên lĩnh vực tạp văn. Ngoài sáng tác Lỗ Tấn còn dịch nhiều tác phẩm nước ngoài.
Truyện ngắn Thuốc là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Lỗ Tấn nằm trong tập Gào thét. Khi ấy đang lúc phong trào Ngũ tứ phát triển, người dân Trung Hoa mê muội không biết suy nghĩ, cứ nghĩ rằng chiếc bánh bao tẩm máu của người cộng sản vừa mới bị chém đầu sẽ cứu sống được con người mang bệnh lao. Người dân ở đây chính là mẹ cha thằng Thuyên và những người dân nơi đây. Còn người bệnh lao là thằng Thuyên. Người dân bị ngu muội cứ tưởng rằng ăn bánh bao tẩm máu người cách mạng thì sẽ chữa khỏi bệnh lao nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn chết. Người tử từ Hạ Du cũng chết. Qua câu chuyện tác giả muốn chữa bệnh đớn hèn ngu muội của người dân Trung Hoa chấp nhận sống nhục mà cản trở sư giải phóng dân tộc. Thứ hai, những người làm cách mạng còn xa rời quần chúng cho nên chưa thành công. Cần phải gần gũi nhân dân tạo nên một sức mạnh đoàn kết thì mới có thể thắng được kẻ thù.
Như vậy, ta đã tìm hiểu được khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Ông không chỉ là người tài giỏi trong ngành y mà ông còn là một nhà văn xuất sắc. Những tác phẩm của ông luôn mang đến một vị thuốc tốt để chữa bệnh tư tưởng cho người dân.
Leave a Reply