Nêu quan điểm của anh chị về câu nói “ Văn học nghệ thuật là một mặt trận” của Hồ Chí Minh.

Đề bài : Trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm “ Văn học nghệ thuật là một mặt trận” Hồ Chí Minh. Chứng minh bằng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù.

Bài làm

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lượng mang tính chất toàn dân và toàn diện, mỗi người dân là một người chiến sỹ. Chúng ta đánh giặc trên mọi mặt trận và phương diện: Quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa nghệ thuật…  Chính vì vậy câu nói “Văn học nghệ thuật là một mặt trận” của Bác thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ của văn học nghệ thuật trong thời kỳ kháng chiến, đồng thời chỉ ra chỗ đứng của người nghệ sỹ trong cách mạng và thời đại mới.

Cũng từ câu nói này ta có thể thấy Bác đã nói lên nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng tính quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, không có kẻ thù trực tiếp nhưng tính chất của nó vô cùng phức tạp và quyết liệt. Mặt trận này diễn ra trên phương diện tư tưởng tình cảm của thời đại.

Mặt trận này thể hiện tư tưởng, tâm lý giai cấp, tâm hồn dân tộc, là vũ khí đấu tranh sắc bén. Trước cách mạng văn chương đã vạch trần tội ác của Pháp, Nhật và lũ tay sai bán nước , khích lệ lòng yêu nước căm thù giặc, cổ vũ nhân dân đứng lên đấu tranh giành tự do, cơm áo hòa bình của dân tộc. Khi xâm lăng dùng mọi mưu ma chước quỷ gieo rắc tư tưởng chiến bại, chia rẽ đồng bào ta thì văn học nghệ thuật chính là vũ khí tuyên truyền, là bài ca yêu nước, là khúc ca xung trận và chiến thắng, khích lệ sĩ khí toàn dân và toàn quân ta tiến lên.

“  Văn học nghệ thuật là một mặt trận” vì ở đó luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, liên tục giữ cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cách mạng và phản cách mạng giữa nhân ta và kẻ thù , giữa cái mới và cái lạc hậu. Câu nói của Bác đã chỉ rõ tác dụng lớn lao của văn học nghệ thuật. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với chiến sỹ và đồng bào.

Ngay trong Nhật ký trong tù bác đã từng viết:

“Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Có thể nói trong tập “ Nhật ký trong tù” Bác đã thể hiện rõ chất “ thép” trong thơ . Mỗi vần thơ của Bác lúc bấy giờ là lời động viên tinh thần, là những lời cảnh tỉnh dẫn lối chỉ đường cho các chiến yêu nước.

Có những bài thơ Bác nói lên dũng khí của người chiến sỹ cách mạng như:

“ Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn làm nên nghiệp lớn

Tinh thanh càng phải cao”

Hay:

Kiên trì và nhẫn nại

Không chịu lùi một phân

Vật chất tuy đau khổ

Không nao núng tinh thần”

Không cao đàm khoát luận, đây là những trang tự viết tự đối thoại với mình là những lời của một nhà thì sỹ đang nói với chiến sỹ cộng sản của mình. Đó ;là chất thép, là ý chí kiên cường là tình thân bất khuất của người chiến sỹ vĩ đại.

Trong tù muôn vàn khổ sở đó là bị cùm trói, bị muỗi rệp, đói rét, “ ghẻ lở mọc đầy thân” nhưng văn chương đã giúp tinh thần người chiến sỹ không mệt mỏi để vẫn cảm nhận được vẻ đẹp trong lao tù , nhìn xiêng xích và dây trói lại ví

“ Rồng cuốn vòng quanh chân với tay

Trông như quan võ quấn tua vai”

Sự lạc quan, yêu đời này đã giúp cho người chiến sỹ không mệt mỏi nản, giúp tinh thần luôn tỉnh táo trước những âm mưu của kẻ thù. Điều đó đã chứng minh rằng “Văn học nghệ thuật là một mặt trận” và mỗi nhà văn đều là chiến sỹ trên mặt trận ấy.

Chất thép trong “Nhật ký trong tù” còn thể hiện ở cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảng khắc “tự do”. Một tâm hồn chàn hòa với thiên nhiên:

“Mặc dù bị trói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát trời

Vui say ai cấm ta đừng,

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu”

Học tập theo Bác trong cuộc kháng chiến câu khẩu hiệu “Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” đã trở thành phương châm sống và sáng tác của văn nghệ sỹ như : Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Đinh Thi, Nguyễn Tuân…Và không ít các nhà thơ đã ngã xuống trên chiến trường như : Nam Cao, Hoàng Lộc, Trần Đăng…

Cuộc kháng chiến của dân tộc đã dành thành lợi, cùng với xương máu của đồng bào chiến sỹ những trang thơ văn những thước phim bức họa, bản nhạc …của văn nghệ sỹ đã góp phần làm nên những bản anh hùng ca chiến thắng.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn nghệ sỹ đã xứng đáng là người chiến sỹ trên ” mặt trận văn hóa nghệ thuật”. Với sứ mệnh lớn lao, nặng nề nhưng vẻ vàng họ đã góp phần xứng đáng làm đẹp, làm giàu nền văn hóa Việt Nam. Đất nước đang chuyển động đi lên phía trước, văn nghệ Việt Nam đổi mới và có nhiều khởi sắc. Câu nói của Bác đã động viên lớp văn nghệ sỹ phải bỗi dưỡng cái tâm, cái tài , khám phá và sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt để phục vụ Tổ Quốc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Quan niệm của anh chị về nhận định “ Văn học nghệ thuật là một mặt trận” Hồ Chí Minh

“ Văn học nghệ thuật là một mặt trận” Hồ Chí Minh

Phân tích “ Văn học nghệ thuật là một mặt trận” Hồ Chí Minh

Quan niem cua anh chi ve “van hoc nghe thuat là mot mat trang” ho chi minh