Nghĩa chuyển là gì? Lý thuyết Tiếng Việt Lớp 5? Ví dụ

Nghĩa chuyển là gì?
Nghĩa chuyển là gì?

Nghĩa chuyển là gì? Làm sao để chuyển nghĩa? Ví dụ và bài tập về nghĩa chuyển? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để củng cố thêm kiến thức về tiếng việt!

Nghĩa chuyển là gì?

– Khái niệm nghĩa chuyển là gì?

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.

– Ví dụ minh họa:

+) Nghĩa gốc: Cái cây này thật cứng

+) Nghĩa chuyển: Cô bé này thật bướng bỉnh, cứng đầu.

– Khái niệm nghĩa gốc là gì?

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người
ta xây dựng nên nghĩa khác

Ví dụ minh họa:

Nóng nghĩa gốc: Hôm nay trời rất nóng.

1: Em bé đang tập đứng

2: Đôi mắt tôi to là đen nhánh.

Ví dụ về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ

* Từ mũi:

– Bộ phận cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn: mũi người.

– Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mũi tàu, mũi thuyền.

– Bộ phận sắc nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi kim

* Từ chín:

– Lúa, hoa, quả… phát triển đến thời kì thu hoạch.

– Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc điện: cơm chín, rau chín…

Từ chân có một số nghĩa sau:

– Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân,…)

– Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân kiềng, chân giường,…)

– Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền (chân tường, chân núi,…)

Nghĩa chuyển là gì?
Nghĩa chuyển là gì?

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định, tuy nhiên, trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

1. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

– Ví dụ minh họa:

+) Cá rán ==> Rán cá

+) Cái điện thoại ==> Hãy điện thoại ngay cho cô ấy

+) Cái quạt ==> Bà quạt ru em ngủ

2. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị

– Ví dụ minh họa:

+) Nắm cơm ==> Một nắm cơm

+) Rán trứng ==> Một đĩa trứng rán

+) Bó rau ==> Một bó rau

Tham khảo thêm

  • Từ là gì? Đặc điểm của từ?

Bài tập về nghĩa chuyển

Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng”

Gợi ý: Em hãy quan sát các đồ vật xung quanh và gọi tên mỗi bộ phận của chúng có sự chuyển nghĩa của những từ lưỡi, miệng, cổ tay, lưng.

Trả lời:

– Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu…

– Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa…

– Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay…

– Tay: tay áo, tay ghế, tay tre, một tay bóng bàn.

– Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê…

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ nghĩa chuyển là gì? cách chuyển nghĩa trong câu.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!