Nội dung các tập thơ của nhà thơ Tố Hữu gắn liền với những chặng đường cách mạng lớn của Việt Nam.

Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn nội dung các tập thơ của Tố Hữu gắn liền với những chặng đường cách mạng lớn của Việt Nam.

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thật những gian khổ, hy sinh cũng như nhưng thắc lợi, vinh quang của dân tộc.

1: Từ ấy ( 1937 – 1946)

Đây là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích và giải phóng.

  1. Máu lửa là tiếng hát yêu thương của một tâm hồn trẻ đang băn khoăn đi kém lẽ yêu đời thì bắt gặp lý tưởng, ánh sáng của mặt trời chân lý đã soi rọi tâm hồn nhà thơ để tư đó Tố Hữu nhận ra tâm hồn mình có ý nghĩ biết bao. Nhà thơ thưởng tác những cảnh đời lao khổ. Đó là những em bé đi ở:

“ Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi

Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!

Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi

Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.

Em len lét, cúi đầu, tay xách gói

Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te

Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề

Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!

Biết không em, nỗi lòng anh khi đó ?

Nó tơi bời đau đớn lắm  em ơi!

….”

Đó còn là những chị vú em, những lão đầy tớ :

“ Còng lưng đan chiếc rổ

Mai bán lấy vài xu”

Rồi đến cả cô gái giang hồ cũng nhà thơ cảm thông, chia sẻ:

Răng không, cô gái trên sông

Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài

Thơm như hương nhụy hoa lài

Trong như nước suối ban mai giữa rừng.

Ngày mai gió mới ngàn phương

Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân

Ngày mai trong nắng trắng ngần

Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ

Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay

Cô ơi tháng rộng ngày dài

Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng”

  1. Xiềng xích là tiếng hát chiến đấu

Đây là phần thơ Tố Hữu sáng trong tù, phần thơ thể hiện tâm sự của người chiến sỹ cách mạng tha thiết yêu đời và khát khao tự do, là ý chí chiến đấu kiên cường, quyết tâm chiến đâu ngay trong ngục tù

“Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận

Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời

Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi

Còn trừ diệt cả một loài thú độc!

  1. Giải phóng là tiếng hát chiến thắng

Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8, ca ngơi nên độc lập, tự do của tổ quốc, đồng thời khẳng định nền tảng chắc chắn mới của nhân vào chế độ mới.

“ Ta hát luyên thuyên

Ta chạy khắp nơi

Ai bịt được mồm ta

Người lép 4000 năm cơn gió lạnh

Thồi bùng lên tim bỗng hóa mặt trời”

2: Việt Bắc ( 1946 – 1954)

Việt Bắc được đánh giá là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Việt Bắc gồm hai nội dung chính là :

  1. Việt Bắc là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc mà chủ yếu là ca ngợi những con người Việt Nam khánh chiến.

Đó là những em bé liên lạc, hồn nhiên, là những chị lao công ngày dêm phá đường ngăn giặc:

“ Nhà em phơi lúa chưa khô

Ngô chưa đầy bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em vẫn theo chồng đi phá đường quan”

Đó là những bà mẹ khuyên con tham gia kháng chiến. Có lẽ tập trung nhiều nhất là hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Những con người cũng đã biết vượt lên thiếu thốn, gian khổ để đánh giặc bằng một tinh thần dũng cảm vô song trong một tư thế thật là hào hùng.

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bòng dài đỉnh dốc treo leo

Núi không đẻ nổi vươn vái tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”

Đẹp hơn cả là hình tượng Bác Hồ kính yêu:

“ Nhớ Người những sớm tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người”

  1. Việt Bắc còn là bản tình ca ca ngợi tình cảm của con người Việt Nam kháng chiến, mà bao trùm lên là tình yêu đất nước được tỏa ra từ nhiều khía cạnh, nhiều phương diện.
  • Tình quân dân như cá với nước :

Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân

Anh về sáo lại ái ân

Ðêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca

  • Tình yêu giữa người miền ngược với người miền xuôi:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ người

Đó còn là tình cảm giữa cán bộ cách mạng với nhân dân, ở lòng dân kính yêu Đảng kính yêu Bác Hồ. Tất cả những tình cảm ấy được Tố Hữu tập hợp đầy đủ trong tập Việt Bắc nói chung và bài thơ Việt Bắc nói riêng.

“ Lòng ta ơn Đảng đời đời

Ngược xuôi đối mặt một lời sắc son

Ngàn năm xưa nước non hồng

Đời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng”

3:  Gió Lộng ( 1955 – 1961)

Cuộc khánh chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi,  miền Bắc đi lên CNXH, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu vẫn bám sát những bước đi và nhiệm vụ của cách mạng. Vì thế hai nhiệm vụ chính của cách mạng trở thành hai nguồn cảm hứng, hai đề tai lớn trong thơ Tố Hữu.

  1. Tác giả ca ngợi công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc với những con người mới những quan hệ mới

Yêu biết mới những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên

Đó còn những con người làn nên 1 lối sống mới hết sức tốt đẹp: “ Người với người sống để yêu nhau”

  1. Hướng về miền Nam, tác giả đau nỗi đau của nhân dân Miền Nam đang bị chia cắt, hàng nghìn đồng bào đang bị thảm sát dã man.

“Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết

Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết

Cả nghìn nguời, trong một trại giam

Của một nhà tù lớn: Miền Nam!”

Không biết bao lần nhà thơ đã giật mình đau đớn hướng về miền Nam.

 4: Ra trận ( 1962 – 1971) – Máu và hoa ( 1972 – 1977)

  1. Ra trận

Đế quốc mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam nhằm biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá. Cả dân tộc đã nhiều lần theo lời kêu gọi của Bác Hồ “ Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” cả nước đã ra trận. Thơ Tố Hữu là những vần thơ lửa cháy là khúc ca ra trận là mệnh lện tấn công là lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng toàn dân đánh giặc:

“Hãy nghe tự miền Nam, tiếng rú

Xé “trời xanh”, lũ “phượng hoàng” bay

Bầy chó dữ, những con người – thú

Ăn gan người, uống máu no say!

Hãy nghe tiếng những người đang sống

Như biển động, ầm ầm tiếng sóng

Và hãy nghe cả tiếng người xưa

Như gió khơi reo vọng rừng dừa!

Tất cả nói một lời: Giải phóng!

Cứu miền Nam! Cứu miền Nam!

Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lưa bỏng

Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!”

Ra trận là bản anh hùng ca về miền nam trong lửa đạn sáng ngời với những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tôc. Anh giải phóng quân là những con người đẹp nhất. Người thợ anh dũng ngẩng cao đầu, những em thơ cũng hóa anh hùng. Đến cả những người mẹ

“ Một tay lái chiếc đò ngang

Bến đò Nhật Lệ quân sang đêm ngày”

  1. Máu và hoa

Tập  thơ ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương cũng nhưng ở trong con người Việt Nam mới. Bây giờ tự hào, niềm vui phơi phới khi toàn thắng về ta

“ Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một vị thần”

Máu và hoa là hình ảnh ẩn dụ. tác giả muốn nói với người đọc rằng để làm nên vòng hoa chiến thắng dân tộc đã phải đổi bằng xương máu của đồng bào.

Tham khảo thêm:

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”