Nói giảm, nói tránh là gì? Ví dụ minh họa?

Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh được sử dụng nhiều trong ngữ pháp tiếng việt, chúng làm giảm bớt đi sự tiêu cực trong lời nói hay câu văn. Cùng theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn dưới bài viết này nhé!

Có thể bạn chưa biết:

  • Chơi chữ là gì?
  • Liệt kê là gì?

Nói giảm, nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh sự thô tục và thiếu lịch sự.

Ví dụ: Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh

Cách sử dụng nói giảm, nói tránh

+) Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.

+) Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.

+) Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, gốp ý.

– Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh

+) Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.

+) Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biện bản cuộc họp…

Tác dụng của nói giảm nói tránh?

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật và được sử dụng để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sử nhẹ nhàng hơn.

+) Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.

==> “Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

nói giảm nói tránh
nói giảm nói tránh

Bài tập về nói giảm nói tránh

Bài 1: So sánh hai cách nào sau đây, biết cách nói nào nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe.

a. Con dạo này lười lắm

b. Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Trả lời: cách nói nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe là: “con dạo này không được chăm chỉ lắm”. Đây là cách nói giảm, nói tránh, nhằm góp ý một cách nhẹ nhàng.

Bài 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó

– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

– Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh ngời

– Lượng con ông Đỗ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

Trả lời:

– Từ in đậm trong đoạn trích này là: “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” là cách để nói đến cái chết mà Bác Hồ đã sử dụng trong di chúc của mình nhằm nhắc đến cái chết một cách nhẹ nhàng hơn.

– Từ in đậm trong câu thơ là: “đi”, là cách nói nhẹ nhàng mà nhà thơ Tố Hữu sử dụng để nhắc đến cái chết của Bác Hồ.

– Từ in đậm trong câu này là: “chẳng còn” làm cách nói nhẹ nhàng hơn để chỉ cái chết.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ nói giảm nói tránh là gì? tác dụng và các sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!