Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, nổi bật lên đó là tác phẩm Ánh Trăng của Nguyễn Duy.
Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy đã để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng khán giả, bởi tình cảm gắn bó, gần gũi với quê hương, đất nước, sự gắn bó da diết của những con người với quê hương và với dân tộc Việt Nam. Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện hoàn cảnh sống lúc nhỏ của mình, gắn bó với sông, với biển:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Hình ảnh gần gũi đó là sông là biển, là những cánh đồng bát ngát mênh mông, tuổi thơ của tác giả rất gần gũi, với tình cảm về quê hương của mình, nhưng thời chiến tranh tác giả làm bạn với vầng trăng. ở đây dường như tác giả đang ôn lại những kỉ niệm xa xưa của mình, khi hồi nhỏ, và hồi còn ở trong rừng đi chiến đấu cho dân tộc. Biết bao nhiêu vật đã đang gắn bó với hình ảnh của tác giả, những cánh đồng mênh mông, với biển và với vầng trăng, hình ảnh vầng trăng đã thể hiện một sự thiêng liêng, trong sáng, nó thể hiện một lý tưởng sống của những người chiến sĩ cách mạng. Trong rừng sâu chỉ có thể làm bạn với trăng và với rừng, không có ai làm bạn, họ tự mình phải trò chuyện với trăng, với rừng:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Quãng thời gian đó không thể nào làm cho tác giả có thể quên được, hòa mình với thiên nhiên rộng lớn, tự do, tự tại như những cây cỏ, nhưng một điều mà không bao giờ có thể thay đổi được đó là cái vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng đã gắn bó với những người chiến sĩ khi còn ở rừng, ở biển, họ đã phải vượt qua mọi khó khăn gian nan, có người bạn tâm tình là vầng trăng. Quãng thời gian đó trôi qua, nhưng họ cũng không thể nào có thể quên những quãng thời gian đó, một quãng thời gian làm cho họ bừng lên nhiều điều mới lạ. Trần trụi với thiên nhiên đất trời, họ hòa mình vào cuộc sống của những người nông dân chất phác, hồn nhiên như những cây cỏ, và làm bạn với ánh trăng, một biểu tượng của niềm tin vào lý tưởng cách mạng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng trong đêmNhưng mọi chuyện đã dần thay đổi, nếu trước đây chỉ là những hình ảnh cây cỏ, thiên nhiên trần trụi, với sự tối tăm của màn đêm, thì nay lên thành phố, ánh điện của gương sáng trưng, hình ảnh ánh trăng dần trở nên mờ nhạt. Ở nông thôn, với màn đêm buông xuống thì ánh trăng sẽ là nguồn đèn soi sáng con đường đi của mọi người nhưng khi lên thành phố, ánh điện đã làm mờ đi ý nghĩa của ánh trăng, tất cả đang dần trở nên mờ nhạt hơn, nó như người dưng đi qua đường, không còn mang đậm biểu tượng như hồi nhỏ, hay hồi trong chiến tranh nữa:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Tất cả mọi thứ vẫn đang diễn ra, nhưng dường như họ đang dần quên đi vai trò và ý nghĩa của ánh trăng, họ đang bị dòng thời gian làm cho quên đi mọi thứ, ánh trăng tình nghĩa ngày nào đã trở nên mờ nhạt, nhưng chỉ với một hoàn cảnh bất ngờ, chiếc đèn điện tắt, phong buyn bỗng tối om, thì con người mới bật tung cửa sổ để lấy ánh sáng từ ánh trăng. Lúc này họ mới nhận ra được ánh trăng tình nghĩa hồi nào vẫn còn đó, vẫn đang giữ một vai trò quan trọng, và nó không hề thay đổi, nó vẫn tình nghĩa với con người.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Chỉ có con người đang dần quên nó mà nay nỗi lòng khi nhận ra mọi thứ đã làm cho tâm hồn có điều gì đó dưng dưng những cảm xúc, những nỗi nhớ, nó mang lại một âm hưởng nhẹ nhàng và da diết cho con người. Với khung cảnh đó con người đang dần biểu hiện một cái nhìn về những điều đã qua:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Nỗi nhớ bỗng quay về làm tâm hồn của tác giả bỗng rung rung tâm hồn như còn ở rừng, và hồi nhỏ, cảm xúc đó đang như trở về trong cuộc sống của tác giả, nó đang dần ảnh hưởng và vầng trăng kia vẫn tròn vành , chỉ có con người đang vô tình quên đi nó, con người giật mình khi nhìn thấy được sự vô tình, và ánh trăng tình nghĩa đó vẫn luôn bên mỗi con người.
Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình với ánh trăng tình nghĩa, tình yêu thương của tác giả với ánh trăng tình nghĩa và những tình cảm mà tác giả nhận ra khi vô tình quên đi ánh trăng đó.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Phân tích Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Anh chị hãy phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Phan tich Anh trang cua Nguyen Duy
Anh chi phan tich bai tho Anh trang cua Nguyen Duy
Leave a Reply