Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G- Mác két

Đề bài: Em hãy Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G- Mác két
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới lần một và lần hai, loài người đã phải gánh chịu rất nhiều những hậu quả nặng nề, bi thương. Đó là cái chết, nguy cơ diệt vong, hòa bình lập lại, con người được sống trong một môi trường tự do phát triển, được chủ động trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, cuộc sống bình yên ấy của loài người có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào khi còn tồn tại những tham vọng thống trị của những cường quốc lớn trên thế giới. Ngày nay, một số cường quốc lớn trên thế giới vẫn đang ngầm chạy đua vũ trang, tích trữ hạt nhân đe dọa đến nền hòa bình của thế giới. Nhận thức được điều này, nhà văn Cô- lôm- bi- a, Mác- két đã cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cất tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho hòa bình, cho sự sống của con người.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc năm 1945, nhân loại được sống trong không khí của hòa bình, của tự do nhưng đó không phải dấu chấm hết cho những tham vọng ngông cuồng của các cường quốc vẫn ngày đêm nung nấu khát vọng bá chủ thế giới. Nhìn bề ngoài, cuộc sống của nhân loại vẫn đang diễn ra bình thường, con người vẫn sống trong một môi trường an toàn, không còn bị đe dọa bởi chiến tranh.

              Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G- Mác két

Nhưng đằng sau đó không ai có thể lường trước được những mối nguy hiểm tiềm tang từ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang. Đại chiến thế giới kết thúc, nhiều nước đế quốc vẫn không thể từ bỏ được tham vọng bá chủ thế giới, họ vẫn tiến hành chiến lược bá chủ của mình, tuy nhiên lại có sự thay đổi về cách thức thực hiện để đối phó với du luận. Họ không công khai mà vẫn ngầm triển khai những kế hoạch về quân sự, chế tạo và thiết kế những vũ khí hạt nhân có sức sát thương cao.

Đó là cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc, nước nào cũng muốn mình ở vị trí bá chủ, bởi vậy mà cuộc chạy đua càng ngày càng diễn ra ác liệt, số lượng vũ khí hạt nhân được chế tạo, thiết kế cũng ngày càng được nâng cấp cả về số lượng và chất lượng, cùng với đó chính là sức sát thương cao, có thể hủy diệt thế giới nếu như chiến tranh nổ ra một lần nữa.

Nhận thức được sự nguy hiểm và mối đe dọa to lớn từ chiến tranh hạt nhân, nhà văn Cô- lôm- bi- a, Mác- két đã chỉ ra thực tại tưởng chừng như yên bình nhưng đang bị đe dọa gớm ghiếc bởi vũ khí hạt nhân. Thời gian mà tác giả xác định đó cũng là thời gian của thực tại mà nhà văn và loài người sinh sống “Hôm nay ngày 8-8-1986”. Đó là khoảng thời gian hòa bình, cách xa thời điểm chiến tranh thế giới hai, nhưng con người lại bị đe dọa bởi một mối nguy mới mang tên chiến tranh hạt nhân.

Trong cuộc chạy đua không ngừng của các nước đế quốc, những vũ khí hạt nhân, tên lửa, đạn đạo có sức hủy diệt lớn cũng được ra đời, và điều đáng nói ở đây là con số của đầu đạn hạt nhân không chỉ ngừng ở mức cảnh báo nữa mà nó đáng báo động đối với toàn thể loài người trên trái đất “…hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh”. Và với số lượng đáng báo động như vậy thì sự sống của mỗi người đều đang bị đe dọa : “…mỗi người, không trừ trẻ con đều đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ”.

Số liệu mà tác giả Mác- két đưa ra thực sự khủng khiếp, nó không chỉ đe dọa đến sự sống một cá nhân hay tổ chức mà nó có thể hủy diệt sự sống của cả thế giới loài người. Nếu như chiến tranh hạt nhân xảy ra, số vũ khí hạt nhân được đưa vào sử dụng thì mức độ hủy diệt của nó là không thể lường hết được, cả thế giới sẽ bị đẩy vào nguy cơ diệt vong như nhà văn Mác- két đã cảnh báo: “… tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết tất thảy, không phải một lần mà là hai mươi lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất”.

Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên mỗi con người ở mỗi quốc gia, sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân không chỉ khiến cho Trái Đất bị hủy diệt mà các hành tinh xung quanh trái đất cũng khó có thể được vẹn toàn, như nhà văn Mác- két đã nói: “…có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng them bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”.

Do được chú trọng đầu tư xúc tiến thực hiện của các tổ chức chính phủ hang đầu thế giới nên ngành công nghiệp hạt nhân đang có những bước phát triển chóng mặt, sự phát triển này hơn tất thảy những ngành công nghiệp khác. Trí tuệ của con người là một tài sản quý giá có thể thay đổi cuộc sống con người theo hướng tíc cực, tốt đẹp và tiến bộ nhưng cũng chính trí tuệ, tài năng của con người đã sáng tạo ra những vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt ghê gớm nhất : “ Không có một ngành khoa hoạc hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân, kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tàu năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh của thế giới”.

Không chỉ nhấn mạnh đến tầm nguy hiểm, sức công phá của vũ khí hạt nhân mà tác giả Mác- két cũng đã nêu rõ được sự tố kém ghê gớm của việc đầu tư cho hạt nhân, thay vì những nguồn tiền, nguồn ngân sách đổ vào việc chế tạo hạt nhân, phục vụ cho mục đích chạy đua vũ trang thì có thể tạo ra rất nhiều những giá trị nhân văn cho con người, làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Để tăng tính thuyết phục cho văn bản của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với những lập lập sắc sảo, chặt chẽ.

Cuộc sống của loài người tuy có những bước tiến đáng kể so với những giai đoạn trước, cuộc sống của con người được nâng cao cả về chất lượng vật chất và tinh thần nhưng trên thế giới vẫn còn hang triệu người có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em nghèo khổ không có cơm ăn, áo mặc. Năm 1981 UNICEF đã đưa ra chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ. Chương trình dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống.

Hoạt động nhân văn này có ý nghĩa thiết thực đối với sự sống của hang triệu trẻ em trên Thế giới nhưng việc thực hiện nó lại không phải việc đơn giản. Tuy nhiên, con số đầu tư cho việc cứu trợ trẻ em nghèo lại chỉ là một phần nhỏ so với chi phí đầu tư cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7 000 tên lửa vượt đại châu. Để làm tăng tính chất phi lí và tốn kém của hạt nhân, nhà văn Mác- két đã dẫn them một vài ví dụ điển hình.

Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni- mít, trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000 cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cũng 14 năm đó và bảo vệ cho hơn một tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em. Hay như 27 tên lửa MX cũng đủ trả tiền cho các nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong bốn năm tới.

Chạy đua vũ trang, chế tạo hạt nhân không chỉ là một hành vi phi nghĩa mà nó còn đi ngược lại lí trí của con người, lí trí của tự nhiên. Tác giả đưa ra lời cảnh báo sâu sắc đối với mỗi quốc gia, mỗi con người. Trí tuệ của con người là thứ đáng tự hào, nó có thể đưa con người vào thời đại văn minh, tiến bộ, tuy nhiên cũng chỉ một cái nhấn nút khởi động thì con người cũng có thể đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng triệu năm quay lại điểm xuất phát của nó.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều loại dịch bệnh cho hàng tram triệu người. Đấu tranh vì hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

HÒA BÌNH

HOA BINH

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

MÁC- KÉT

CHIẾN TRANH HẠT NHÂN