Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương.

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng của nhà thơ Trần Tế Xương

Mẫu số 1: Bài văn Phân tích bài thơ Đất vị hoàng của Trần Tế Xương.

Trần Tế Xương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, những áng thơ văn của ông không đơn thuần là để thỏa mãn tâm hồn thi nhân mà còn truyền tải được nhiều quan niệm, tư tưởng, cách đánh giá của cá nhân nhà thơ về thời đại mà mình sinh sống. Cái mới ở Trần Tế Xương, đó chính là ông không thể hiện những quan điểm ấy theo lối thơ văn thông thường mà ông thể hiện đặc sắc qua bút pháp trào phúng. Vì vậy mà đọc các trang thơ của Trần Tế Xương ta vừa bắt gặp cái đả kích châm biếm từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ sâu cay, cái được đả kích là những thói hư tật xấu, những tiêu cực, hạn chế trong xã hội đương thời. Đồng thời, thông qua các áng văn trào phúng ấy, tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ lại được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết, đó là thái độ bất bình, phẫn uất và cả sự xót xa, đau đớn trước nghịch cảnh thực tại. Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ văn của Trần Tế Xương ta có thể kể đến bài thơ “Đất Vị Hoàng”.

sách, văn mẫu, kiến thức online

“Đất vị Hoàng” là bài thơ được viết theo bút pháp trào phúng, qua đó nhà thơ Trần Tế Xương đã thể hiện thái độ phẫn uất, bất bình của mình trước những đổi thay của xã hội, sự đổi thay đó làm mất đi những thứ vốn có, đó là những giá trị, truyền thống tốt đẹp, thay vào đó là cái lối sống nửa tây nửa ta kệch cỡm, lố bịch, đáng lên án. Qua bài thơ ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự xót xa, đau đớn đọng lại trong từng câu, từng chữ, đó chính là sự đau xót của một con người đầy ý thức, không chấp nhận được sự đổi thay chóng vánh, tiêu cực của xã hội Việt Nam đương thời.

“Có đất nào như đất này không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông”

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Trần Xương đã trực tiếp thể hiện thái độ bất bình của mình về một thực trạng xã hội đáng lên án thời kì nhà thơ sinh sống, đó là khi bọn thực dân Pháp xây dựng lối sống tây trên mảnh đất truyền thống văn hiến, sự đổi thay không phù hợp, chóng vánh nên tạo ra sự gượng ép, kệch cỡm đến đau lòng. “Có đất nào như đất này không?” đây có thể hiểu là câu hỏi mà nhà thơ thể hiện sự bất bình của mình, tức là câu hỏi đặt ra cho chính mình, nhằm thể hiện cảm xúc cá nhân. Nhưng hiểu rộng ra, ta lại thấy câu hỏi không chỉ là câu hỏi của cá nhân tác giả mà nó còn là sự bức bối chung của cả một thế hệ, của cả một cộng đồng.

Phải chăng sự đổi thay quá nhanh đã khiến cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nhà thơ trở nên xa lạ, tạo ra cho con người một sự xa cách đến ngỡ ngàng. Câu thơ đã thể hiện được sự trăn trở, đau đớn của nhà thơ Trần Tế Xương, bắt nguồn cảm xúc cho toàn bộ bài thơ. “Phố phường tiếp giáp với bờ sông”, nếu như ở câu thơ đầu, ta có thể băn khoăn, không biết mảnh đất nhà thơ sống thay đổi như thế nào mà làm cho nhà thơ đau đớn, trăn trở như vậy. Thì đến những câu thơ sau, nhà thơ Trần Tế Xương như có lời giải cho tất cả, đó là sự đổi thay của cảnh vật.

Trước hết, sự lạ lẫm ở mảnh đất vốn thân quen, đó chính là sự xuất hiện của những phố phường, đây cũng là dấu hiệu của một cuộc sống mới, của nếp sống mới mà người Pháp đang xây dựng ở trong xã hội ta. Thay thế những mái nhà ngói san sát, những mảnh vườn thửa ruộng cùng với khung cảnh lao động thường nhật thì phố phường xuất hiện làm thay đổi tất cả. Cảnh vật còn xót lại của làng quê, đó chính là dòng sông Vị Hoàng vẫn lặng lẽ chảy, chứng kiến mọi sự đổi thay. Cảnh vật thay đổi, lối sống mới xâm nhập làm đổi thay cuộc sống của con người nơi đây.

Nhưng qua câu thơ này ta cũng có thể nhận thấy dụng ý của nhà thơ Trần Tế Xương, đó không chỉ là cảnh vật đan xen giữa cái mới và cái cũ, mà đó còn chính là những con người, bên cạnh lối sống nửa tây nửa ta kệch cỡm thì vẫn có những con người thuần Việt bảo vệ những giá trị tốt đẹp còn lại. Vẫn tiếp tục cảm xúc ấy, ở những câu thơ tiếp theo nhà thơ Trần Tế Xương tiếp tục vạch trần cái giả dối, xấu xa của xã hội hiện thời, đó cũng là điều khiến nhà thơ đau lòng nhất, bởi đó không chỉ dừng lại ở sự đổi thay của cảnh vật nữa mà đó là sự thay đổi của con người, là sự suy đồi của các giá trị đạo đức:

“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Nhà nọ chanh chua vợ chửi chồng”

Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc, giàu văn hóa điều đó được thể hiện ngay qua cách sống, cách cư xử giữa con người với con người. Gia đình yêu thương hòa thuận, hàng xóm đoàn kết, giúp đỡ. Nhưng ở đây, ngay trong phạm vi gia đình, giữa những con người ngỡ như không thể chia cắt tình cảm bởi mối quan hệ ruột thịt, máu mủ, đó là vợ chồng, cha con. Nhưng qua hai câu thơ của nhà thơ Trần Tế Xương ta có thể thấy mọi trật tự, mọi luân lí đều bị đảo ngược.

Xã hội Việt Nam xưa đều vô cùng coi trọng chữ tình, đó chính là sự gắn kết giữa vợ và chồng, tạo nên sự hòa thuận, yên ấm. Ngoài ra còn có chữ hiếu, tức người làm con phải biết kính trọng, yêu thương bậc sinh thành. Nhưng “Nhà kia lỗi phép con khinh bố”, trong một gia đình người con có trách nhiệm yêu thương, phụng dưỡng, sự bỏ bê không quan tâm đã là bất hiếu, đáng lên án, nhưng ở đây đứa con “khinh” bố thì trật tự của gia đình, nề nếp của xã hội đâu còn. Ngay cả người gần gũi nhất, quan tâm chăm sóc hàng ngày còn đổi lại sự khinh thường thì đối với những người trong xã hội đối với anh ta phải chăng là “cỏ rác”.

“Nhà nọ chanh chua vợ chửi chồng” Không chỉ dừng lại ở đó, con chửi cha mà còn là vợ chửi chồng, mọi thứ đều đi ngược lại với luân lí đạo đức. Trong xã hội Việt Nam vốn đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, đó là công – dung- ngôn- hạnh, là “xuất giá tòng phu”, tức sống phải phép với chồng, cũng là trụ cột của gia đình. Nhưng phải chăng khi lối sống mới được đưa vào thì mọi thứ đều bị đảo ngược, nếu con khinh cha mất đi cái nề nếp, gia giáo thì “vợ chửi chồng” lại là sự đổ vỡ của mô hình gia đình trong xã hội. Một gia đình không có sự kính trọng của con cái với bố mẹ, người vợ lấn quyền, chanh chua thì gia đình ấy cũng chỉ là tồn tại cưỡng ép trên hình thức mà thôi.

“Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”

Đến đây thì mọi sự bức xúc, bực bội như bị vỡ òa, nhà thơ Trần tế Xương đã mạnh mẽ lên án xã hội kệch cỡm, thối nát ấy bằng những từ thông tục nhằm tố cáo mạnh mẽ không chỉ xã hội mà cả những con người suy đồi, nguyên nhân chính tạo ra mọi sự tiêu cực. Con người sống với nhau không còn bằng tình nghĩa, yêu thương nữa mà khô cứng, vô tình, vụ lợi. Từ đó nhà thơ cũng lên án bao thói hư tật xấu nảy sinh trong xã hội, con người ấy, đó là sự tham lam, tư lợi. Trong xã hội con người chỉ biết đến lợi ích, sống với nhau bằng lí tính thì xã hội đang trên đà suy vong, bởi xét cho cùng cuộc sống như vậy có hơn cuộc sống của những con vật là bao?

“Bắc nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?

Một lần nữa câu hỏi ở đầu bài thơ xuất hiện ở đoạn kết, không còn là sự lên án nữa là sự trăn trở, đau đớn đến bất lực. Nơi quê hương thân yêu của nhà thơ bị biến đổi đến không còn nhận ra, đối với một con người suốt đời găn bó với quê hương như nhà thơ mà nói thì đó là mất mát không có từ ngữ nào có thể diễn tả.

Như vậy, bài thơ Đất vị hoàng là một bài thơ viết về chính quê hương của nhà thơ Trần Tế Xương, nơi nhà thơ lớn lên, gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm. Trước sự đổi thay chóng vánh nhà thơ không kiềm nén được sự bất bình, sau những dòng thơ châm biếm sâu cay là sự đau xót khôn nguôi của một con người yêu quê.

Mẫu số 2 – Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Đất vị hoàng của Trần Tế Xương.

(Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh lớp 11c2 trường THPT Tuyên Quang.)

Trần Tế Xương là một nhà thơ sinh ra và lớn lên tại một vùng quê có truyền thống học tập tại Nam Định. Cuộc đời ngắn ngủi ba mươi bảy năm của ông gắn liền với  một giai đoạn bi thương nhất của đất nước, ông sinh ra trong hoàn cảnh bi thương và sục sôi tinh thần chiến đấu của đất nước.

Chính hoàn cảnh đau thương ấy khiến cho ông có những tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn va được đánh giá cao. Trong số đó tác phẩm “đất vị hoàng” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất trong số đó. Tác phẩm đã nói lên sự thay đổi đổ vỡ về đạo lí nề nếp sống của con người trong xã hội thời bấy giờ đồng thời tác phẩm còn châm biếm thói xấu xa đang thịnh hành trong xã hội.

Mở đầu bài thơ tác phẩm đã đi vào ngay vấn đề trọng tâm của tác phẩm:

“Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông”

Câu thơ đầu tiên tác phẩm đã sử dụng một biện pháp tu từ khá độc đáo gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ “có đất nào như đất ấy không”một sự xót thương đang trào dâng trong lòng người thi nhân thật khiến người đọc như chúng ta cũng cảm thấy xót xa . Một mảnh đất phồn vinh đẹp đẽ một mảnh đất tốt tươi là thế bây giờ còn đâu. Câu thơ biểu thị một tâm trạng xót thương và có phần căm tức khi mà một thời phồn vinh của đất nước giờ còn đâu.

Làng của Tú Xương ở nay đã trở thành một chốn phồn vinh đô thị nhưng tại sao nó lại khiến cho tác giả lại cảm thấy đau xót như thế. Chính bởi là vì đất có phồn vinh thêm như đó lại không còn là của nhân dân nữa. Nó đã trở thành chốn chơi bời của quân Pháp. Vùng đất nay đã phồn vinh hơn nhưng lại khiến tác giả cảm thấy xơ xác tiêu điều hơn xưa. Phải chăng trong tâm trí của người con của mảnh đất ấy thì chỉ khi nào mảnh đất ấy nguyên si như thủa bắt đầu của nó còn bây giờ chỉ là một chốn xơ xác tiêu điều khiến tác giả cảm thấy thật đau xót chua cay làm sao .

Tác giả không hề sử dụng những hình ảnh ước lệ nữa mà chính là những câu thơ tả thực. Hai nét vẽ về cảnh đời đáng buồn, đáng thương hại đối nhau. Tác phẩm không chỉ nới lên vùng đất nơi Tế Xương sống mà tác giả muốn nói đến cả một vùng nước Nam cũng tiêu điều không còn như xưa. Cả một vùng nước Nam rộng lớn nay chỉ là một cái xác không hồn, sống trong một xã hội nhưng lại không sống do trong xã hội đó trong vùng lãnh thổ đó. Câu thư phố phường tiếp giáp khiến cho tác giả thấy thật là nhức mắt khó chịu. Dường như câu thơ ấy còn có thể hiểu theo một cách đó là sông núi nước Nam không còn là của nước Nam nữa nó tiếp giáp với bờ sông như khiến cho chúng ta thấy được sông núi nước Nam như đang trên bờ vực thẳm. Nhưng những thay đổi về đất đai như thế vẫn còn chưa đủ. Núi sông lãnh thổ đã bị thực dân chiếm đóng và chính điều đó nó đã kéo theo những hệ lụy rất trầm trọng:

“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”

Thật đáng buồn thay cái chữ hiếu được nhân dân dân ta coi là đạo lí ngàn đời nay. Vậy mà hỡi ôi sao lại có cảnh con cái dám chửi lai bố mẹ dám khinh thường bố mẹ . Câu thơ khiến ta như hiểu được một phần nào đó giá trị đạo đức chuẩn mực đạo đức khi đó đã không còn nữa. Cha mẹ đẻ con cái ra chăm sóc nuôi dưỡng, sau khi cha mẹ già thì con cái chăm sóc mẹ, đó là một đạo lí. Con cái nương tựa vào cha mẹ rồi cha mẹ nương tựa vào con cái vậy mà cái tình cảm đạo đức thiêng liêng ấy bây giờ còn đâu. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy thật phẫn nộ thật ghê sợ cái xã hội đó thử hỏi cái đạo đức căn bản đó của con người mà còn bị bôi đen bị hủy hoại như thế thì còn liệu một chuẩn mực đạo đức nào còn tồn tạ được?. Câu thơ này đã gợi mở cho chúng ta xã hội này đã không còn một thứ tình cảm đạo đức nào nữa. Và cũng thật vậy câu thơ tiếp sau đó đã bổ sung ý thơ cho câu thơ trên và khiến chúng ta thật ngỡ ngàng. Tình cảm vợ chồng cũng là một tình cảm khá đặc biết. Nó này sinh ra tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội.

Có yêu thương nhau mới đến với nhau cùng nhau sinh con đẻ cái. Vậy mà cái tình cảm ấy cũng bị hủy hoại bị bôi đen héo úa. Thật khiến chúng ta cảm thấy xót xa tột cùng. Ta nghe ý thơ như một lời của chính tác giả đang than thở cho một xã hội đã suy tàn đã trên bờ diệt vong. Xã hội ấy không còn một giá trị đạo đức nào nữa và xã hội ấy đã để đồng tiền vượt lên trên tất cả các chuẩn mực đạo đức. Những câu thơ cuối bài thơ đa thể hiện rõ điều đó.

Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Bắc nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không”

Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”. “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thay bằng chữ “nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam, đê tiện này. Vì đã “thở” phải đi liền với “hơi” – “hơi đồng”, tiền bạc. “Truyện Kiều” cũng có câu: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!”. Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. “Rặt” là từ cổ, là nói cách dân gian, nghĩa là “toàn là”, “đều là”. Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mỹ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú.

Đằng sâu nội dung trực tiếp của bài thơ còn là một tấm lòng của nhà thơ với nỗi đau của người trong cuộc người bị mất nước người bị tổn thương. Bài thơ ngắn gọn với kết cấu đường luật chặt chẽ cùng bút pháp hiện thực đã cho chúng ta thấy được thời đại mà Tú Xương đang sống một thời đại bất công bạo lực chỉ có đồng tiền là trên hết đồng tiền chi phối tất cả mọi chuẩn mực đạo đức.