Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Chính Hữu đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 nên có thể nói Chính Hữu đã có những trải nghiệm thực tế về chiến tranh và cuộc sống trong chiến tranh. Viết về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí, có thể nói Chính Hữu đã viết về những trải nghiệm của chính mình.
Mở đầu bài thơ, Chính Hữu đã nói về nguồn gốc của những người lính và nhấn mạnh về tính chất xa lạ của những người lính, sau đó vì có chung lí tưởng chiến đấu mà họ đã cùng nhau chinh chiến nơi chiến trường và trở thành những người đồng đội:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những người lính đều có xuất thân từ những người nông dân nghèo, đến từ những vùng quê nghèo của đất nước. “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” nhấn mạnh đến tính chất khắc nghiệt của hoàn cảnh sống, của điều kiện sản xuất. Họ sẽ là những người nông dân cần mẫn với nghề nông nếu như không có chiến tranh xảy ra. Chiến tranh đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của họ, đe dọa đến sự an nguy của những người thân nên họ đã tham gia chiến đấu để giải phóng cho đất nước, để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Vì có chung lí tưởng chiến đấu nên những người lính đã gặp nhau và trở thành những người đồng đội, họ chiến đấu và sát cánh bên nhau trong những tình huống hiểm nguy nhất, và rồi họ thành những người đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên mới tha thiết, cáo quý làm sao!
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Từ những người xa lạ, những người lính đã dành sự tin tưởng tuyệt đối vào những người đồng đội của mình. Những người lính một khi ra đi là không hẹn ngày về, họ sẵn sàng hi sinh cả tuổi xuân,cả mạng sống của mình cho đất nước nhưng gia đình luôn khiến cho họ lo lắng, trăn trở. Những người lính đã ủy thác cho nhau trách nhiệm với gia đình đối phương nếu chẳng may gặp bất trắc trên chiến trường. Đến đây ta có thể thấy tình đồng đội, đồng chí đã trở lên thiêng liêng như tình cảm của những người thân yêu trong gia đình.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Hoàn cảnh sống khắc nghiệt cũng được tác giả tái hiện một cách chân thực qua bài thơ Đồng chí. Trong chiến tranh, những người lính không chỉ đương đầu với những hiểm nguy nơi chiến trường mà trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt. Những phương tiện sinh hoạt tối thiểu nhất cũng không đó, thuốc thang trong cuộc sống của những người lính cũng trở thành một thứ xa xỉ. Do vậy mà khi bị những trận sốt rét hành hạ thì những người lính chỉ có thể chịu đựng cho qua.
Điều kiện sinh hoạt đã thiếu, ngay cả những thứ trang phục đời thường cũng không được lành lặn, người rách vai áo,người có vài mảnh vá nơi quần, đôi chân không giày. Nói về những khó khăn không phải muốn nhắc đến tình cảnh bi đát của những người lính mà tác giả muốn nhấn mạnh vào tinh thần lạc quan cùng sự sẻ chia của những người lính đối với cuộc sống ấy.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Câu thơ gợi mở về điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, đó là thời gian đêm khuya- khoảng thời gian lẽ ra họ được nghỉ ngơi, dưỡng sức cho ngày chiến đấu dài, nhưng họ đã cùng nhau đứng dưới cái buốt giá của sương tới, cùng nhau chờ giặc tới với nỗi niềm sục sôi.
Tham khảo thêm những bài viết có liên quan:
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 2)
Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 1)
Nhận xét bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Leave a Reply