Phân tích bài thơ Tây Tiến để thấy khí thế hào hùng của người lính

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để thấy được khí thế hào hùng của người lính Tây Tiến.

Quang Dũng là một nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp, nhà thơ góp cho nền văn học Việt Nam một hồn thơ trẻ trung, lãng mạn vừa tươi vui lại vừa hóm hỉnh. Tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn ấy là bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ của về đơn vị cũ của nhà thơ.
Trước hết tác giả bộc lộ nỗi nhớ của mình tới đồng đội và đơn vị qua những hình ảnh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến khi còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Nhà thơ cất tiếng gọi con sông Mã, dòng sông lịch sử gắn bó với những hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Con sông ấy đã xa rồi cũng giống như đoàn quân Tây tiến cũng xa rồi. Điệp vần “ơi” và “chơi vơi” tạo nên một nỗi nhớ dư ba mãi trong lòng nhà thơ, vang vào cả không gian của núi rừng. Đây Sài Khao, kia Mường Lát người lính Tây Tiến lên đường từ khi trời còn mờ hơi sương và trở về trong đêm tối.

Đường hành quân của người lính phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ nên thơ là thế nhưng cũng có biết bao nhiêu trắc trở:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Nhà thơ sử dụng các từ ngữ rất đắt như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút cồn mây”, “ngàn thước lên cao”, “ngàn thước xuống”. Con đường hành quân của người lính Tây Tiến phải vượt qua biết bao nhiêu là núi cao hẻm sâu, thế nhưng ngọn súng của người lính vẫn cao hơn cả núi. Nó thể hiện ý chí của những người lính Tây Tiến. Những câu thơ đầy những thanh trắc thể hiện sự gập ghềnh của đường đi. Câu thơ cuối khổ toàn thanh bằng thể hiện sự nhẹ nhàng, êm đềm. Sau nhưng giờ phút hành quân trên đường đi khó nhọc người lính trở về bên nhà Pha Luông lắng nghe tiếng mưa rơi trong yên bình.

Người lính Tây Tiến đã chiến đấu và cũng hi sinh, nhưng nhà thơ bằng hồn thơ lãng mạn của mình đã lãng mạn hóa, thi vị hóa sự hi sinh của đồng đội bằng những câu thơ nhẹ nhàng. Người lính Tây Tiến không hi sinh mà họ chỉ dãi dầu cuộc đời nên gục lên súng mũ:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

ở đây nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để tránh sự đau thương mất mát trước sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Đồng thời ta cũng cảm nhận được hồn thơ tươi vui hóm hỉnh của Quang Dũng khi dùng từ “trêu” để nói sự nguy hiểm của cọp hổ rừng núi. Bỗng chốc từ một sự nguy hiểm thành một điều bình thường. Mỗi lần hành quân về người lính Tây Tiến lại trở về những mái nhà thơm cơm nếp xôi.

Trong nỗi nhớ của Quang Dũng về Tây Tiến còn có nỗi nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ thắm đượm tình quân dân:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đêm liên hoan văn nghệ diễn ra dưới ánh sáng của những bó đuốc tỏa khắp như những bông hoa lớn. Không những thế đêm hội còn có những người con gái Viên Chăn xinh đẹp với những bộ trang phục truyền thống. Nàng nhảy trong tiếng khèn dân tộc mình. Những âm thanh ấy, hình ảnh ấy, người con gái ấy trở thành nguôn cảm hứng cho nhà thơ sáng tác thơ ca.

Sau những đêm liên hoan người lính lại lên đường, cảnh chia tay đượm buồn đầy lưu luyến của kẻ ở và người đi. Thiên nhiên cũng như đang buồn lây trước sự chia tay ấy:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Cảnh vật như có hồn, những cây lau nẻo bến bờ và những người dân trên con thuyền độc mộc đưa tiễn các chiến sĩ tây tiến.
Không những thế, nhà thơ còn khắc họa lên bức chân dung của người lính Tây Tiến:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Bức tượng đài người Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp ngoại hình của người lính Tây Tiến tuy ốm nhưng không yếu. “đoàn binh không mọc tóc” được hiểu là điều kiện chiến đấu khó khăn gian khổ chốn rừng thiêng nước đọc gội đầu thì rụng tóc hoặc đó là kết quả của những trận sốt rét rừng. Còn trong chiến đấu, các chiến binh có thể cạo tóc đi để phục vụ cho việc đánh giáp lá cà. “Quân xanh” là quần áo và ngụy trang của người linh Tây Tiến hay cũng có thể là ốm xanh nhưng vẫn “dữ oai hùm”. Mắt trừng là thể hiện ý chí chiến đấu đến cùng với quân giặc. Vẻ đẹp tâm hồn của những người tri thức Hà Thành là tâm hồn luôn nhớ đến những người con gái Hà Nội xinh đẹp, nhớ đến những mối tình đầu của họ.

Có thể nói mỗi người linh Tây Tiến tuy là những người trí thức thanh niên nhưng họ quyết hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để đổi lấy hạnh phúc của cả dân tộc. Cái chết của họ không hề bi lụy mà vô cùng bi tráng. Họ lên đường làm nhiệm vụ với lí tưởng vì đất nước này:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
…..
Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi”

Nhà thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của sự hi sinh của người lính Tấy Tiến, họ chỉ là đang về đất chứ họ bất tử với thời gian. Những người lính không hẹn gặp nhau nhưng họ đã trở thành đồng chí.

Như vậy có thể nói, nhà thơ Quang Dũng đã rất thành công khi sáng tác một tác phẩm thơ vừa dạt dào cảm xúc trữ tình lại vừa thể hiện được gian nan, vất vả của cuộc sống chiến đấu. Với hồn thơ lãng mạn, hóm hỉnh những người lính Tây tiến hiện lên vừa bất khuất, anh dũng lại vừa vui tươi, lạc quan, yêu đời.

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài văn mẫu hay liên quan đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Tây tiến là một bản hùng ca bi tráng trong nền văn học Việt Nam. Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để thấy được điều đó.

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (mẫu 1, 2)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (mẫu 3)