Phân tích bài thơ Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn KHuyến

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ có tấm lòng yêu nước thương dân, ngoài những bài thơ viết về cảnh thu của thiên nhiên đất nước, ông còn có những tác phẩm hay sâu sắc thể hiện được đúng con người của mình trước thời cuộc, ông luôn phê phán những người không có tấm lòng với đất nước, bởi ông luôn một lòng vì nước thương dân. Điều đó thể hiện rõ qua bài thơ Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến.

Với hình ảnh thơ đầy tính phê phán, ông đã thể hiện đúng được những con người trong xã hội cũ, ông phác họa nên hình ảnh của những ông tiến sĩ với những cách ăn nói ỡm ờ, thực giả, không phân biệt được đúng sai, hình ảnh đó đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc của tác giả về khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng và đầy tinh tế. Những người tiến sĩ đó giỏi vẽ trò cạch cỡm, bỡn đùa:

Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,

Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.

Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,

Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

Sự cân đo đong đếm cũng được thể hiện sâu sắc qua cách sáng tác của tác giả, với lời thơ nhẹ nhàng, tinh tế, tác giả đã thể hiện được cái nhìn riêng biệt, mới lạ về cách sáng tạo của nhà thơ qua cách thể hiện của mình, những đấng mày râu chừng bao nhiêu tuổi, và giá nhà bay giá bao nhiêu xu, tất cả những điều đó cũng thể hiện được sâu sắc cách nhìn của tác giả về những người tiến sĩ giấy, những người ở đây sự phê phán cũng được thể hiện sâu sắc, những người tiến sĩ thực sự phải là những người biết lo cho dân cho nước, chứ không phải những người chỉ biết cân đo, đong đếm những giá trị vật chất, đắn đo vì lợi ích của cá nhân/

Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,

Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.

Hỏi ai muốn ước cho con cháu,

Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

Những người tiến sĩ mà chỉ biết lo cho danh tiếng của mình, không màng đến những quyền lợi, điều hành, chỉ muốn mua danh để mang tên trên bia đá ngàn thu khi con cháu hỏi đến thì biết đó là những người tiến sĩ, nhưng họ không biết rằng đó chỉ là những danh lợi, không màng đến đó chỉ là những lý thuyết suông, chỉ là những người tiến sĩ trên giấy mà thôi, không có một chứ tước, quyền hành và sự đóng góp nào cho dân chúng, tất cả những điều đó thì thực sự đáng chê trách.

Trong tác phẩm này, tác giả đã phê phán sâu sắc hình ảnh của những người tiến sĩ giấy, chỉ biết lo cho chức tước, danh lợi của bản thân mà dường như quên đi những nhiệm vụ và những điều nên làm cho dân cho nước, tất cả những điều đó đã mang lại cho người đọc một cái nhìn riêng biệt, sâu sắc và tinh tế trước thời thế của đất nước.

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Tác giả đang dùng biện pháp trào phúng để nói về thân phận của những người tiến sĩ giấy, hình ảnh của những ông tiến sĩ giấy thông qua đó mang đai, cơ, biển và cũng đai không kém một ai, cũng được gọi là ông nghè. Và câu hỏi đặt ra đó là có thực sự đáng để gọi những người tiến sĩ giấy này là ông nghề và trao biển cờ cho họ hay không, đó là những lời tự đặt ra cho những người tiến sĩ giấy, không muốn thua thiệt và danh vọng thì luôn muốn hơn người thế nhưng họ vẫn muốn làm những điều mà chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân họ.

Trước hình ảnh của những người tiến sĩ biết lo cho dân chúng, biết nghĩ đến dân thì lại có những ông tiến sĩ giấy chỉ lo cho bổng lộc, danh vọng cho chính bản thân mình, điều đó mang một giá trị tố cáo sâu sắc, hình ảnh của những ông tiến sĩ khôi hài:

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh thế mới hời!

Giá văn khoa, xiêm áo nhẹ nhàng, công danh mới tọa nhưng những người đó mới đem lại được cái bản tính của những người luôn chỉ biết nghĩ đến chính mình không quan tâm gì đến lợi ích của dân của chúng, giá khoa danh đó làm cả thế giới muốn hờn.

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Những chức tước đó tưởng đồ thật hóa đồ chơi, chỉ giống như một trò đùa, những người tiến sĩ đó chỉ là những tiến sĩ giấy chứ không phải những người biết lo cho dân cho chúng.

Với nghệ thuật phê phán sâu sắc, ông đã phê phán những con người chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, những danh vọng, chức tước, không biết lo nghĩ gì đến đời sống của nhân dân.  Những hình ảnh đó gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là cách trào phúng, phê phán những thói hư tật xấu, những chức tước của người tiến sĩ giấy.