Phân tích bi kịch của người phụ nữ qua đoạn Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phan tich bi kich cua nguoi phu nu qua doan trich Trao duyen – Đề bài: Phân tích bi kịch của người phụ nữ qua đoạn Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (yêu cầu viết văn).


Tố cáo xã hội phong kiến có biết bao nhiêu tác phẩm đã từng trực tiếp hay gián tiếp tố cao, nói về số phận đầy bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội ấy cũng có biết bao nhiêu người nghệ sĩ đã từng đề cập đến thế nhưng Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn có một chỗ đứng cao trong đề tài và chủ đề này. Người con gái tài sắc Thúy Kiều có một cuộc đời đầy oan trái, bi kịch đặc biệt đoạn trích Trao duyên là một trong số những đoạn trích tiêu biểu nói về bi kịch của Thúy Kiều nói riêng và của những người con gái tài sắc trong xã hội cũ nói chung.


Trước hết, qua đoạn trích ta thấy được bi kịch gia đình của Thúy Kiều. Nàng vốn là một người con gái xinh đẹp mĩ miều, “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”,  rồi là “Làn thu thủy nét xuân sơn”, nàng sinh ra trong một gia đình khá giả cũng được coi là bậc tiểu thư khuê các. Gia đình nhà nàng làm ăn lương thiện, sống chan hòa với mọi người xung quanh. Cứ tưởng rằng một gia đình như thế sẽ sống êm đềm, yên ả đến mãi sau thế mà sóng gió bỗng ập đến gia đình Thúy Kiều khiến cho gia đình nàng không kịp trở tay. Thằng bán tơ vu oan cho cha của Thúy Kiều, cha nàng bị bắt. Nàng phải có tiền để chuộc cha, phận là con gái đầu, là chị cả lại vốn có hiếu với cha mẹ nên Thúy Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha:


Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai


Nàng phải đứng trước hai sự lựa chọn, một là gia đình hai là tình yêu. Một người con gái đêm đông lạnh thường vào giường nằm cho ấm chỗ rồi mới để bố mẹ vào ngủ cho khỏi lạnh người chẳng lẽ nào lại vì tình yêu đôi lứa, hạnh phúc cá nhân mà để cha mình sống trong chốn lao tù oan ức. Nàng không thể làm tròn cả hai chữ tình và hiếu nên nàng quyết định chọn chữ hiếu. Ngày cha nàng trở về bình an thì cũng là ngày nàng bắt đầu một cuộc sống lưu lạc đầy tủi nhục. Đó là bi kịch cuộc đời nàng, sau đêm trao duyên cho em gái và bán mình Thúy Kiều không còn được nhìn thấy cha mẹ, không được sống bên họ như trước nữa.

phan tich bi kich cua nguoi phu nu qua doan trich trao duyen


Người con gái tài sắc ấy không phải chịu bi kịch gia đình mà còn phải chịu bi kịch về tình yêu. Rõ ràng khi nàng chọn chữ hiếu thì nàng cũng đang rơi vào bi kịch tình yêu của chính mình. Trước đêm ra đi cùng Mã Giám Sinh nàng đến bên Thúy Vân quỳ lậy, cậy nhờ em nối duyên với chàng Kim thay chị. Mặc dầu chọn chữ hiếu nhưng nàng không thể nào yên lòng về mối tình của mình:


Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mỗi tơ thừa mặc em


Nàng kể về mối tình của nàng và chàng Kim Trọng. Họ đã gặp gỡ và mến nhau, thậm chí đã hẹn thề sống chết thế mà giờ đây sự cố gia đình nàng không thể trọn chữ duyên với chàng thì mong em gái mình có thể thay mình làm điều đó. Nàng trao những kỉ vật cho Vân mà vẫn muốn nó là của chung, vì chúng là cả một mối tình đầu mà nàng có:


Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”


Rồi nàng nghĩ đến cái chết, khi ấy hồn nàng quay trở về bên cành cây, ngọn cỏ. Bởi vì lời thề năm xưa nàng không thể nào quên, chỉ xin Vân và Kim khi ấy hãy rót một chén rượu cho người thác oan này:


Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.


Nói rồi nàng gọi chàng Kim trong lòng da diết, nàng lạy chàng, cái lạy tạ lỗi cũng như cái lạy tạ từ mãi mãi:


Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
…..
Ôi Kim lang! hỡi Kim lang
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây


Như vậy có thể thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa thật nhiều bi kịch thật trớ trêu. Cũng giống như Thúy Kiều người con gái mang tên Phùng Tiêu Thanh trong Độc tiểu thanh kí cũng có nhan sắc, cũng có tài văn chương thế mà cũng vẫn phải chết tức tưởi. Thúy Kiều dẫu chưa chết nhưng viễn cảnh cái chết đã được định hình trong đầu nàng


Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Du đã thể hiện rõ được tâm trạng đau khổ và hình ảnh của Thúy Kiều khi trao duyên của cho em gái. Cùng một lúc trong một đoạn trích người đọc có thể thấy được bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu của Thúy Kiều. Đồng thời từ bi kịch của Thúy Kiều người ta có thể thấy được xã hội phong kiến bất công như thế nào, người phụ nữ trong xã hội ấy phải chịu bi kịch bấy nhiêu đấy.