Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và bài thơ Ánh trăng

Đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng

Nói đến thơ không chỉ nói đến nhịp điệu, vần mà còn phải nói đến hình ảnh. Thơ mà không có hình ảnh thì không thể là thơ. Có những bài thơ hay vì xây dựng được những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu trong đó có bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

Trước hết là bút pháp xây dựng hình ảnh người đồng chí trong bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu. Có thể thấy nhà thơ Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh đồng chí bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn. Từ những câu thơ đầu chúng ta đã thấy được hình ảnh người đồng chí tả thực với những nét đẹp về quê hương xử sở, những tình cảm gắn bó và ý chí đi lính của mình:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

….

Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính

Người đồng chí xuất thân từ người nông dân, vốn dĩ sống hiền hậu bên gốc lúa bờ khoai nhưng những tên giặc không để cho họ sống yên nên họ gửi gắm tài sản của mình là ruộng vườn, ngôi nhà không để lên đường đánh giặc. Nơi đây những người đồng chí gặp nhau, đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Họ cũng đã từng sát cánh bên nhau, cùng cười, cùng chiến đấu:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng chán đổ mồ hôi

…..

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Hình ảnh người đồng chí hiện lên với hiện thực gian khổ, họ phải mặc áo rách, phải chịu rét mướt sương đêm để chiến đấu với giặc.

 

Ngoài bút pháp hiện thực tả thực người chiến sĩ trong bài thơ Đồng Chí còn được xây dựng bởi bút pháp lãng mạn. Những hình ảnh về người đồng chí được lí tưởng hóa. Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh lãng mạn. Nó là sự kết hợp giữa hiện tại và tương lại, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến sĩ và thi sĩ.

Cùng với nhà thơ Chính Hữu, nhà thơ Nguyễn Duy cũng xây dựng thành công hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên. Bằng bút pháp tự sự kết hợp trữ tình ánh trăng mang đến nhiều tầng nghĩa biểu tượng.

Ánh trăng là kỉ niệm thưở ấu thơ, là tri kỉ trong chiến đấu. Ánh trăng ấy đã theo nhà thơ đi khắp các nẻo đường chiến đâu:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ánh trăng còn là người bạn tri kỉ luôn theo sát nhân vật trữ tình. Dù chiến tranh đã lùi xa, ánh trăng bị lu mờ bởi những ánh điện cửa gương nhưng ánh trăng ấy vẫn theo người chỉ có người là lãng quên trăng. Khi bắt gặp ánh trăng tròn vành vạnh, tình cảm tri kỉ vẫn thế mà bấy lâu này mình đã bẵng quên, ánh trăng im lặng như trách móc khiến cho nhà thơ giật mình. Cái giật mình ấy thể hiện sự ngỡ ngàng, sự hối lỗi. Ánh trăng ở đây còn gợi nhớ cho con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn thể hiện quan điểm về đạo lí uống nước nhớ nguồn. Ánh trăng kia là những cái xưa cũ, những cái gắn bó với con người mà hiện đại con người đã vô tình lãng quên.

Tóm lại, hai nhà thơ đã xây dựng thành công hình ảnh trong thơ của mình, Những hình ảnh ấy mang đến đặc sắc cho bài thơ, và chính vì thế mà sức sống của hai bài thơ Đồng chí và Ánh trăng đến giờ vẫn còn mạnh mẽ.

Tham khảo thêm những bài viết có liên quan: 

>>Cẩm nang ngữ văn lớp 9 – Toàn bộ về bài thơ “Ánh Trăng” – Nguyễn Duy

>>Những bài văn mẫu hay liên quan đến bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đồng chí là bài thơ hiện thực hay lãng mạn?

Cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí

Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 2)