Phân tích Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10

Phan tich Chuyen chuc phan su o den Tan Vien – Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10.


Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, cái tên Nguyễn Dữ như một ngôi sao sáng tỏa lấp lánh. Tác giả ấy đã làm nên những tác phẩm để đời không chỉ ở thời điểm nhà văn sáng tác mà còn mãi mãi về sau này. Giá trị của các tác phẩm của ông không chỉ đúng với xã hội mà ông đang sống mà nó còn đúng cho mọi thời đại. Tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Dữ phải kể đến Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên.


Truyện ngắn kể về một người nho sĩ sống ngay thẳng trong một ngôi làng nọ. Anh chàng tên là Ngô Tử Văn, vốn là người sống rất trọng sự thật, trọng chính nghĩa cho nên khi thấy thần miếu hoành hành quấy rầy dân chúng không khác gì yêu quái chàng nảy ra một quyết định là phải đốt đền trừ khử điều ác.


Trước khi đốt đền, chàng tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị tiến hành đốt đền. Người dân trong làng khuyên chàng không nên đốt vì đền này rất thiêng, đốt thì sẽ chết ngay. Chàng không những không thèm mảy may gì đến chuyện đó mà chàng còn quyết tâm tiêu diệt cái thứ thần thánh độc ác kia. Đối với chàng, điều ác thì không phân biệt người trần hay thần thánh, vốn là điều ác thì phải trừ khử cho cam. Ở đây ta thấy được sự gan góc, dũng cảm của Tử Văn. Chàng không sợ những thế lực thần thánh độc ác, đối với chàng – một người trần tục, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào còn khi chàng sống chàng phải làm được những việc để bảo vệ nhân dân để bảo vệ cho công lí và chính nghĩa.

phan tich chuyen chuc phan su o den tan vien


Sau khi đốt đền xong, Tử Văn trở về nhà và bắt đầu cuộc hành trình đi tìm sự thật và bảo vệ công lí. Chàng bị xay xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn. Trong cơn khó thở ấy chàng gặp hai người một người là tên giặc họ Thôi đến để đe dọa chàng phải xây lại miếu không thì chàng sẽ phải chết, người thứ hai chính là một vị tướng tham gia phong trào Cần Vương có công với đất nước nên được nhà vua xây miếu thờ đền công. Chính tên giặc kia đã chiếm đền của ông và nhũng nhiễu nhân dân cũng như dùng cống phẩm bưng bít mua chuộc những tên quan lại trong âm phủ để không bị lộ. Một mình người có công ấy không thể chống lại tần ấy người nên đành đi ở ẩn cho yên thân chờ thời cơ đến.


Hồn Tử Văn bị triệu xuống âm phủ, ban đầu vì bị khép vào tội quá nặng cho nên chàng không được vào phủ đêu kêu oan, chàng bị đưa đi hành xử luôn. Thế nhưng chàng không chịu khuất phục cho nên Diêm Vương cho gọi chàng vào để nói cho chàng tâm phục khẩu phục thi thôi. Ở đây Diêm Vương giống như là cán cân công lí, công bằng với tất cả mọi người và lắng nghe, tìm hiểu và phán quyết sự thật và sự giả dối. Khi biết được sự thật về chủ nhân của đền miếu ấy, tên giặc họ Thôi đại diện cho sự giả dối cho cái ác đã bị đưa xuống chín tầng địa ngục còn Tử Văn trở về sống trở lại và làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Còn đương nhiên là chủ nhân của miếu đền ấy được trở về miếu của mình.


Như vậy hành trình đến với công lí là một hành trình gian khổ thế nhưng nếu chúng ta kiên trì anh dũng tới cùng thì ắt sẽ chiến thắng. Một khi nó đã là chính nghĩa sự thật thì nó sẽ mãi mãi chiến thắng.