Đề bài: Anh/chị hãy phân tích đoạn 2 bài thơ “ Hai chữ nước nhà”
Nền văn học đi cùng thấm vào phong cách sáng tác những năm 20 ở nước ta là những giai điệu đậm chất dân tộc những lời thơ hát, thể thơ mà khó thấy ngày nay. Một trong số đó phải kể đến thể song thất lục bát,sâu lắng, giàu tính nhạc vô số tác giả đã tâm huyết gửi gắm ý thơ của mình.Tác phẩm Hai chữ nước nhà như một điển hình cho sự thành công của ý thơ đã giúp hoàn thành nỗi lòng của tác giả muốn nói về lịch sử hào hùng của dân tộc để qua đó khích lệ lòng yêu nước nơi các thế hệ đồng bào.
Đoạn trích này tác giả đã mượn lời của nhà yêu nước Nguyễn phi Khanh nhắn nhủ đến con trai Nguyễn Trãi trước khi bị bắt sang Tàu đầy đủ và sâu sắc về mặt cảm xúc dễ để khai thác và biến nó như một lời ca tiếng hát lúc trầm lúc bổng đầy da diết qua sự vẫn dụng thể song thất lục bát, đoạn trích nằm trong tác phẩm Bút Quan Hoài I khá nổi tiếng của tác giả, gồm 36 câu với nhiều dòng cảm xúc lại biến chuyển qua các phần thơ. Phần đầu bài thơ mở ra với tâm trạng li biệt bao trùm con người,cảnh vật nơi vùng biên giới trở nên là một nơi ảm đạm , buồn đau và được nhăc đến trong khá nhiều tác phẩm vì nó là nơi ra đi của hàng vạn chiếnsĩ yêu nước, trước giờ phút xa lìa với những người thân yêu nhất, chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ, với nỗi đau nhà chí sĩ phải dồn nén đáy lòng, không khí đầm đìa tang tóc, bi sầu.
Nếu như phần một là hoàn cảnh thê lương của không khí, cảnh vật, của người sắp ra đi, gợi mở ra được sự gửi gắm những niềm tin quý báu cho con những phút giây gặp gỡ cuối cùng ngắn ngủi. Thì phần hai sẽ là tình cảm của người cha với đất nước, từ hoàn cảnh thực tế nước nhà vẫn lầm than nô lệ, tội ác tày trời của giặc đã gây ra nhưng nhấn mạnh ở trong đó là xuất thân của dân tộc, khí phách quật cường thời nào cũng có và quan trọng là lời dặn do về lòng tự hào dân tộc đã khởi tác dụng.
Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển đã biến thành những hình ảnh truyền tải thêm sắc nét, chân thực. Cuộc chia ly đầy đau đớn giữa hai cha con, dường như tác giả thấu hiểu được nó, hóa thân, đưa tâm hồn đẫm lệ đặt trong từng câu từng chữ. Cuộc chia ly éo le ấy làm cả người cha và người con đều khó xử khi bị ràng buộc giữa nhiều tình cảm trĩu nặng, níu kéo giữa người yêu nước nhưng phải bị luuw đày biệt xứ với con trai đang tuổi trai tráng và biết suy nghĩ có tri thức và sống tình cảm. Vì tình phụ tử và chữ hiếu in hằn người con trai-nhà đại thi hào Nguyễn Trãi ông xin cha được đi theo báo đáp bất chấp hiểm nguy, nhưng vì việc nước còn là gánh nặng dang dở của người cha, dặn lòng khuyên con ở lại để hoàn nợ nước, trả thù cho cha, dân tộc.
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!
Khuyên con những điều chân thành nhất. Mở đầu khổ thứ hai là mở ra đơn giản là một lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương “giống hồng lạc” đã trở thành chủ của đất nước riêng, được “Trời định đoạt sẵn”. Ông hào hứng phân tích cho con qua các thời kì triều đại có quy luật “ Thịnh suy” là giai đoạn tất yếu lúc lên hưng thịnh rooif cũng đến lúc phải đối diện với sự suy tàn, thay thế nhưng trong mỗi thời, đều có những anh hùng vĩ đại làm nên những chiến công hiển hách đáng tự hào cho dân tộc vang cả một vùng “Trời Nam” không khác gì triều đại lịch sử phong kiến Phương Bắc. Và đặc biệt những người phụ nữ Việt Nam xưa nay con trở lên rất phi thường không chỉ nghĩ việc giỏi việc nhà, mà còn “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “thấy việc bất bình đứng lên đấu tranh như đấng nam nhỉ”.
Thực trạng của đất nước đã khiến cho nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã thốt lên với con trai, những tội ác của quân Minh xâm lược chúng dễ nhằm vào sơ hở và luôn có mưu đồ hòng cướp nước ta để mở rộng lãnh thổ của chúng, nỗi uất hận cùng đau thương đã rải rắc lên toàn con dân nước ta, tàn phá đất nước nặng nề , thống khổ không kể xiết một nỗi nhục mất nước khi nhìn lại lịch sử trong sâu thẳm tâm hồn người dân, cùng độc giả. Làm cho nhiều gia đình phải li tán như nhà chí sĩ yêu nước, rồi nằm lại trên mảnh đất quê hương, dân nô lệ xiềng xích, thảm cảnh bi kịch đất nước bày ra trước mắt ở những câu thơ sau:
“Than vận nước gặp khi biến đổi
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”
Người cha đã phải khóc trong tuyệt vọng và căm phẫn. Từ nỗi đau mất nước, người cha quay lại nỗi đau của chính mình khi chưa làm tròn bổn phận của mình với đất nước, giờ cơ sự quốc gia đành phải nhờ người con thân cận gánh vác trách nhiệm, mong mỏi một niềm ở người con trả lời được câu hỏi luôn trực trào dâng trong ông:
“Khói Nùng lĩnh như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! càng nói càng đau…
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy.”
Mượn những hình ảnh đậm Việt Nam dấu ấn lãnh thổ của nước Việt, hình ảnh “ Khói Nùng Lĩnh, con sóng nơi Sông Nhị Hà thể hiện được sự căm uất biến thành rất lớn lao. Tình trạng của Nguyễn Phi Khanh lúc này làm người đọc, tác giả hiểu bằng nỗi lòng đồng cảm, thương xót.
“Giang sơn gánh vác sau này cậy con”
Và câu thơ cuối đâmh nỗi niềm, thật xúc động, tâm huyết cuối mà người cha dành cho con, chỉ mong con trai hiểu phần nào choán lấy tinh thần chủ đạo của cả một bài thơ
Đọc kĩ phần thơ hai, mới thấu được tấm lòng của người cha nặng tình với nước đến nhường nào, cùng những lời nói cuối cùng trước phút li biệt thiêng liêng dành cho con trai mà đã trở thành suy nghĩ chung của những người con yêu giống thương nòi, những người anh hùng thế kỉ XX và mãi mãi sau này. Nên dễ hiểu khi bài thơ đi vào lòng người đọc, đón nhận nồng nhiệt.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
PHAN TICH BAI THO "HAI CHU NUOC NHA"
PHAN TICH DOAN HAI BAI THO "HAI CHU NUOC NHA"
CẢM NHẬN BÀI THƠ HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Leave a Reply