Đề bài: Phân tích đoạn mở đầu bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:
Em ơi buồn làm chi
………..
Sao xót xa như rụng bàn tay
Trong làng thơ Việt Nam, có một người con Kinh Bắc hết lòng yêu nước, yêu quê hương quyết tâm lên đường tìm lại sự tự do, độc lập cho dân tộc. Đó là Hoàng Cầm. Trong các sáng tác của Hoàng Cầm, bài thơ Bên kia sông Đuống là một bài thơ tiêu biểu nhất. Đặc biệt trong bài thơ đoạn mở đầu là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương đất nước mình: “Em ơi buồn làm chi/…/Sao xót xa như rụng bàn tay”
Ba câu thơ mở đầu đoạn thơ cũng mở đầu cả một bài thơ lớn, tác giả gọi ai đó là em và mời gọi người đó về với con sông Đuống quê hương mình:
Em ơi em buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Ba câu thơ đầu, nhà thơ như đang tâm sự với một người nào đó có thể là một người con gái cũng có thể là một đồng chí đồng đội kém tuổi của mình trong quân ngũ. Tiếng gọi “em ơi” cất lên tha thiết, thủ thỉ nghe như lời tâm tình xuất phát từ đáy tim của nhà thơ. Người mà nhà thơ tâm sự ấy buồn hay trong tâm trạng của nhà thơ đang có những lo lắng, buồn bã khi chứng kiến cảnh chiến tranh tan tác xảy ra trên chính mảnh đất quê hương mình. Nếu người lính Tây Tiến gắn liền với con sông Mã thì Hoàng Cầm gắn cuộc đời mình với bên bờ sông Đuống cát trắng phẳng lì.
Đó là con sông Đuống ngày xưa khi mà chưa xảy ra chiến tranh, nó mang màu trắng của những bãi cát dài nối nhau tới trải dài khắp triền đê, ruộng bãi. Khi quê hương bước vào thời kì kháng chiến chống Pháp thì con sông Đuống cũng cùng con người Bắc Ninh chiến đấu trong kháng chiến trường kì:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc”
Sông Đuống dù thời bình hay thời chiến vẫn cứ lững lờ trôi, dòng sông ấy chảy trôi giống như những thế hệ con người Kinh Bắc sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ sở này vậy. Dòng nước sông lấp lánh, sông nằm nghiêng nghiêng trong suốt kháng chiến trường kìa. Ở đây nhà thơ đã có một góc nhìn từ cao xuống thấp để thấy được con sông Đuống như nghiêng mình ôm lấy ngôi làng của nhà thơ, hứng chịu những đau thương bom đạn thay cho con người quê hương nhà thơ giống như rừng xà nu từng chịu đau thương để che chở cho dân làng Xô Man trong Rừng xà nu của vậy. Dù chiến tranh tàn phá ác liệt nhưng ven con sông Đuống những bãi mí nương dâu vẫn một màu xanh ngắt, ngôi khoai vẫn biêng biếc bốn mùa.
Chứng kiến cảnh tượng giặc hoành hành trên quê hương mình, nhà thơ cảm thấy xót xa, vừa căm thù giặc vừa thương cho số phận quê hường chịu phải đau thương này. Quê hương xử sở đối với nhà thơ giống như cơ thể, bộ phận của ông vậy. Vì thế quê hương đau thì ông cũng như rụng rời cơ thể mình:
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Đoạn mở đầu của bài thơ đã thể hiện được phần nào hoàn cảnh quê hương Hoàng Cầm và tấm lòng của nhà thơ hướng về quê hương mình mỗi giây mỗi phút. Phải nói Hoàng Cầm là người yêu quê hương đất nước lắm mới có thể thốt lên những lời thơ đầy yêu thương như thế.
Leave a Reply