Phân tích đoạn thơ từ : “Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ… Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ từ : “Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ… Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” trích trong bài thơ Tiếng Hát con tàu của Chế Lan Viên.

Tác phẩm văn học luôn là sự kết tinh hoàn hảo giữa nội dung và nghệ thuật, chính vì thế, nội dung sâu sắc sẽ đem đến một tác phẩm có giá trị, chính vì vậy trong bài thơ Tiếng Hát Con Tàu đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, sự gắn bó của con người nơi mảnh đất này, điều này được làm sáng tỏ qua đoạn: “Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ… Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

Bài thơ đã mở ra cho người đọc những cảm nhận sâu sắc cho người đọc bởi những cảm nhận mà tác giả thể hiện trong tác phẩm, mỗi bài thơ là lời ca, tiếng hát, mà tác giả hòa nhập tâm hồn mình vào từng chi tiết, từng lời nói. Những khoảng khắc gắn bó, nỗi nhớ với vùng đất mà những người đã từng gắn bó nơi đây, tình cảm đó thể hiện sự chân thành, da diết trong từng lời hát:

Nhớ bản sương giăng,nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua,lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi,đất đã hóa tâm hồn!

Đoạn thơ này đã thể hiện nỗi nhớ của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, những cảnh vật của vùng đất này, hình ảnh bản sương giăng, mây phủ… tất cả đều gợi cho người đọc những cảm xúc lưu luyến, cảm xúc trào dâng, nghẹn ngào, yêu thương, tấm hồn đó thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, xuất hiện trong tác phẩm, bản sương giăng, mây mù là cảnh vật của vùng núi Tây Bắc.

 

Thời gian gắn bó, yêu thương, nơi ta ở chỉ là nơi đất ở, nhưng khi ra đi tâm hồn lúc nào cũng lặng trĩu những nỗi nhớ. Khi mới đến sẽ thấy có vô vàn khó khăn, vất vả, gian nan, nhưng khi gắn bó lâu dài ở đây, nó lại trở thành sự sống, tình cảm nghẹn ngào, dâng trào trong tâm hồn của độc giả, mỗi người khi đến với vùng đất nơi đây, đều mang cho mình những xúc cảm sâu sắc về cuộc sống, tình yêu với vùng đất này.

Khi ra đi những nỗi nhớ dâng trào, đưa cho con người những cảm giác tiếc nuối về một vùng miền, nơi đây con người đã gắn bó thể hiện tấm lòng mến mộ về một vùng quê, nơi gắn bó máu thịt của mỗi con người, vùng quê đó mang nặng trong tâm hồn của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó qua những cảm nhận sâu sắc:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Nỗi nhớ ngày càng được dâng cao, nỗi nhớ được thể hiện qua hình ảnh của nỗi nhớ trong tình yêu, anh bỗng nhớ em, anh ở đây là người chiến sĩ, người dân có khát khao đến vùng đất này để xây dựng kinh tế, khai hoang mở rộng tương lai cho con người, còn em là vùng đất Tây Bắc, đông nhớ rét… tất cả những điều đó là không thể tách rời nhau, nó gắn bó với nhau, như những điều không thể tách rời, gắn bó mật thiết.

Hàng loạt những so sánh được tác giả thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết như: “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc/ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”, tất cả các phép so sánh đó đem đến cho người đọc sự gần gũi, đất lạ nay đã hóa gần gũi, hóa là quê hương, đã từng là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi người. Đúng như Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi,đất đã hóa tâm hồn!”.

Bài thơ đã nói lên cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ thương về vùng đất đã từng gắn bó, mang lại sự gần gũi, đem cho con người sự gắn bó, quan trọng, yêu thương một vùng đất rộng mở.

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài văn mẫu hay liên quan đến bài thơ Tiếng Hát con tàu:

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.