Phân tích đoạn trích Trao duyên để làm rõ nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phan tich doan trich Trao duyen – Đề bài: Phân tích đoạn trích Trao duyên để làm rõ nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.


Nguyễn Du đã từng viết: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Thật vậy, Thúy Kiều một người con gái “Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh” là thế, “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” là thế vậy mà hồng nhan vẫn bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa. Trong cuộc đời đầy rẫy nhưng đau thương của mình người đọc không thể nào quên đoạn trường về tình duyễn lỡ bỏ của nàng trong đoạn Trao duyên.


Đoạn trích thuộc phần 2 gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều, từ câu 723 đến 756. Đây là đoạn trích nói về cảnh trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân, kể từ khi vụ án oan của cha Thúy Kiều đành phải bán mình chuộc cha. Mối bận tâm duy nhất là Kim Trọng, nàng không muốn phụ chàng nhưng hoàn cảnh ép nàng làm vậy. Trước những dằn vặt đau khổ nàng quyết định nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thay mình.


Mười hai câu thơ đầu mở ra với khung cảnh Thúy Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng:


Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!


Để nhờ vả em mình Thúy Kiều dùng những từ ngữ mang tính ép buộc cao nhất, nàng “cậy” Thúy vân, mong chờ Thúy vân sẽ giúp mình. Nàng hỏi em gái có chấp nhận lời nhờ vả đó không nhưng hỏi cũng chỉ hỏi vậy thôi chứ hành động của nàng làm cho Vân không thể nào từ chối được. Nàng bảo em mình ngồi cao lên còn mình thì lạy xong rồi mới thưa. Xét trên góc độ của người nhờ vả việc làm ấy không có gì vô lí nhưng xét trên góc độ chị em máu mủ ruột già, đáng ra chị mới là người ngồi cao, em là người ngồi dưới thế nhưng Thúy Kiều lại tự hạ thấp mình xuống để nhờ vả em gái mình. Suy cho cùng cũng là vì muốn đền đáp tình nghĩa chàng Kim, vả chăng em gái thay mình chăm sóc cho chàng nàng cũng cảm thấy yên tâm hơn là người khác. Nói rồi nàng trải lòng mình cho Thúy Vân hay về mối tình với chàng Kim Trọng. Tình yêu vừa mới chớm nở vậy mà đứt gánh giữa đường, còn đây “mối tơ thừa” mong em có thể thay chị chắp mỗi to loan này với chàng. Kể từ khi gặp chàng Kiều đã từng thề non hẹn biển thế nhưng sự việc của gia đình ập đến khiến cho nàng phân vân chọn giữa bên hiếu bên tình, nó buộc nàng phải chọn một trong hai. Nàng – một người con hiếu thảo thì không để cha phải chịu khổ cực oan ức như thế nên đã chọn chữ hiếu, nay chữ tình không trọn vẹn thì mong em gái có thể thay mình nối duyên với chàng Kim. Nàng đã nghĩ tới cái chết, dù tan xương nát thịt thì cũng mỉm cười nơi chín suối.

phan tich doan trich trao duyen


Có thể thấy nàng đã rất đau khổ khi phải nói lời cậy nhờ em gái, tình yêu đầu đó, tình yêu đầy những kỉ niệm đẹp ấy, phải chia tay nó đã là một điều khó vậy mà nay lại phải trao cho người khác, dù là cậy nhờ mà tim vẫn không thể nào thôi nhói đau. Nhưng trao duyên cho em là đồng nghĩa với việc Thúy Kiều cũng phải trao cả những kỉ vật:


Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan


Nàng đau khổ khi trao những kỉ vật tình yêu của mình cho em gái, trao đi rồi là không phải là của mình nữa thế nhưng Kiều vẫn ích kỉ mong Thúy Vân coi bức tờ mây ấy là kỉ vật chung của cả ba người. Dù mai nay em gái và chàng Kim có nên vợ nên chồng thì hãy xót thương cho người mệnh bạc là chị. Mai sau khi đốt lò hương ấy mà thấy gió hiu hiu thì hãy nghĩ đó là Kiều về. Nàng mong được một chén rượu của em gái và người yêu của mình. Nàng coi mình như đã chết, phen này nàng nghi nàng  sẽ không còn sống nữa vì thế từng câu thốt lên như quặn đau, như xé ruột.


Sau khi trao duyên, tra kỉ vật Thúy Kiều nhớ đến Kim Trọng nàng đau xót gọi chàng là “tình quân”, “lang quân”. Đây là câu gọi chồng, có lẽ đối với Thúy Kiều dù nàng đi bán thân đi lấy người khác thì nàng vẫn chỉ một lòng với chàng Kim, nàng coi chàng đã là chồng của mình rồi vậy:


Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây làng


Nghệ thuật so sánh phận bạc như vôi kết hợp với câu gọi “ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang” đã thể hiện rõ tiếng lòng quặn xé của Thúy Kiều.
Như vậy, nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên một cảnh trao duyên đầy nước mắt, đầy những viễn cảnh không hay của Thúy Kiều. Không những thế nhà thơ còn thể hiện rõ được tâm trạng của nàng Kiều khi phải trao đi mối tình trong sáng của đời mình.