Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Đề bài: Em hãy phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê. Nó không chỉ dừng lại ở việc thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một gia đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu của thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có mười bảy hồi, một trong những hồi hay nhất chính là hồi mười bốn “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài”.

Trong hồi thứ mười bốn này, các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã đi xây dựng hình tượng của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến thắng đại phá hai mươi chín vạn quân Thanh. Hình tượng vua Quang Trung hiện lên với đầy đủ phẩm chất của một người anh hùng, đó không chỉ là một con người có trí tuệ, mưu cao trí lược mà còn là một người chủ tướng tài năng, một vị vua biết nhìn nhận thời thế, trọng dụng nhân tài.

Trước hết, hình ảnh của vua Quang Trung hiện lên là một người chủ tướng có ý thức sâu sắc về chủ quyền đất nước, là một con người tỉnh táo khi đánh giá, nhận định tình hình, từ đó có được những quyết định đúng đắn, dứt khoát, kịp thời. Trước tình cảnh quân Thanh kéo vào nước ta, các tướng sĩ dưới chướng của Nguyễn Huệ đã bàn bạc và khuyên chủ tướng của mình cần có danh hiệu để ra Bắc dẹp quân giặc: “Xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xã khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau đó sẽ cất quân đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa muộn”

Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Có thể nói Quang Trung Nguyễn Huệ là một con người thức thời, có bản lĩnh và dứt khoát trong hành động. Khi nghe những đóng góp của tướng sĩ, Nguyễn Huệ lấy làm phải và không hề do dự, lập tức lên ngôi hoàng đế, cho đắp đàn trên núi Bân để tế cáo trời đất: “ Bắc Bình Vương lấy làm phait, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sống, thần núi, chế áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế”.

Là một con người có ý thức sâu sắc về thời cuộc, thực hiện trách nhiệm của một vị vua, ngay sau khi lên ngôi, Quang Trung đã hạ lệnh xuất quân, không những vậy nhà vua còn tự mình đốc thúc đại quân, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Vua Quang Trung nổi tiếng là một con người có trí tuệ, văn võ toàn tài nhưng không vì vậy mà ông kiêu ngạo về mình, cũng không độc đoán trong việc đưa ra những quyết định.

Việc vua Quang Trung cho mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào để cùng bàn bạc không chỉ thể hiện được sự thận trọng của vua Quang TRung đối với những việc liên quan đến vận mệnh của đất nước mà còn là một vị minh chủ biết lắng nghe, biết trọng dụng hiền tài. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp về việc tiến quân ra Bắc lần này, muốn hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp để kế hoạch tiến công thêm phần hiệu quả.

Sau khi nhận được lời khẳng định của Nguyễn Thiếp: “Bây giờ trong nước trống không, lòng người ta rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung lấy làm mừng lắm bèn lập tức bắt tay vào tổ chức quân sĩ cho cuộc hành quân ra Bắc tới.

Thông qua việc tổ chức binh lính ta còn thấy được ở vua Quang Trung tài mưu lược hơn người, nhà vua sai tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Không chỉ chiêu mộ binh lính, vua Quang Trung còn tiến hành duyệt binh lớn và chia quân đội thành những cách quân nhỏ hơn để thực hiện chiến lược: “…nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam chai làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân”.

Để khơi dậy tinh thần chiến đấu cho toàn quân, vua Quang Trung đã đích thân cưới voi ra doanh trại để yên ủi quân lính, dung những lời lẽ đanh thép mà đầy tính thuyết phục để động viên binh lính. Trước hết, vua Quang Trung nói đến cương vực lãnh thổ, đất nào sao ấy phân biệt rõ ràng nhưng quân phương Bắc đã cố tình vi phạm mà kéo quân sang xâm lược đã nhiều lần khiến cho dân ta lâm vào bao cảnh lầm than, tang thương.

Vua Quang Trung nói đến những tấm gương anh hùng của các thời đại, từ Trưng Nữ Vương đời Hán, đời tống lại có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Từ việc nêu ra thực tại, tấm gương anh hùng qua các thời đại thì vua Quang Trung nhấn mạnh đến vai trò của những người binh lính, những người của thời đại này: “Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năn, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước”.

Vua Quang Trung đã dung những lời lẽ đanh thép, sắc bén để khơi dậy tinh thần chiến đấu, tình yêu nước ở những binh lính, chỉ cần nhìn vào trật tự của những luận điểm vua Quang Trung ta có thể thấy được trí tuệ, sự am tường của người chủ tướng này. Mặt khác, đối với việc quân vua Quang Trung cũng là một người nghiêm khắc, đề cao tính kỉ luật đối với binh lính của mình.

Tài năng cầm binh của vua Quang Trung còn thể hiện ra trong cuộc tiến công thần tốc ra Bắc. Cuộc tiến công thần tốc, bất ngờ của vua Quang Trung khiến cho quân Thanh hoang mang, hoảng sợ “…ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hang lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết”.

Tài năng chỉ huy chiến trận của vua Quang Trung hiện lên rõ nét trong đoạn văn miêu tả cuộc chiến của quân ta với quân Thanh. Vua Quang Trung sai quân lấy sáu chúc tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, hai mươi người khác thì cầm binh khí theo sau, dàn trận thành hình chữ nhất. Vua Quang Trung cũng tự mình cưỡi voi đi đốc thúc toàn quân.

Cuộc tấn công mạnh mẽ bất ngờ của quân ta khiến cho quân Thanh rời rã, chúng hoảng loạn không thể cầm cự được lâu bèn dẫm đạp lên nhau chạy khỏi thành. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp mà chạy. Vua Lê cũng vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu cùng chạy trốn.

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã tái hiện đầy chân thực và sinh động bức chân dung người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và số phận đầy bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

QUANG TRUNG

NGUYỄN HUỆ

NGUYEN HUE

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

NGÔ GIA VĂN PHÁI