Đề bài: Em hãy phân tích một đặc điểm mà anh chị cho là đặc sắc nhất trong truyện ngắn Ông già và biển cả
Ông già và biển cả là một trong những truyện nổi tiếng của nhà văn Hê-minh-uê. Truyện không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn thành công về mặt nghệt thuật. Nhà văn đã sử dụng rất nhiều nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện của mình nhưng nét nghệ thuật được coi là đặc sắc nhất là nguyên lí tảng băng trôi. Có thể nói Ông già và biển cả thể hiện rõ nguyên lí tảng băng trôi mà Hê minh uê đề xướng.
Trước hết là phần nổi, đọc truyện Ông già và biển cả người ta thấy được nội dung cốt truyện của tác phẩm. Một con ông lão đánh cá đã già những ngày đêm vẫn nuôi ước vọng về biển cả. Đã từ lâu ông không bắt được một con cá nào. Một hôm ông quyết định lên đường ra khơi, căng buồm, bủa lưới bắt kì được cá mới quay trở về. Trong hành chính ấy, quả thật ông đã thu được cho mình một kết quả. Ngay lập tức ông bắt được một con cá kiếm rất to. Nhà văn đã miêu tả con cá kiếm ấy thật chính xác “một cái bóng đen vượt dài dưới con thuyền”, “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn”…Ông lão Xantiago phải chiến đấu với con cá ấy ba ngay hai đêm và cuối cùng đã giết được nó. Sau đó, ông buộc vào bên cạnh con thuyền của mình để lên đường trở về túp lều của mình. Nhưng cuối cùng con cá kiếm chỉ còn lại một bộ sương khổng lồ vì đàn cá mập đuổi theo rỉa sạch thịt của nó. Ông lão đành phải ngậm ngùi trở về ngủ thiếp đi vì mệt. Câu chuyện với khoảng thời gian rất dài nhưng lại được nhà văn tóm gọn trong vài trăm trang sách. Có thể nói nhìn chúng truyện khá ngắn gọn và dễ hiểu. Nó kể về cuộc chiến đấu giữa ông già và con cá.
Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi, còn phần chìm mới là mục đích mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Hình tượng con cá được xây dựng lớn lao, khó bắt, gây ra nhiều trở ngại cho ông lão. Nó biểu tượng cho thiên nhiên đất trời. Nhiều nguy hiểm và cần được chinh phục. Còn hình tương ông lão chính là hình tượng của những người nông dân lao động. Con người luôn khao khát chinh phục thiên nhiên bất kể thời gian và không gian. Ông lão trong truyện tuy đã già nhưng vẫn muốn chinh phục thiên nhiên, vẫn ước nguyện một lần trong đời bắt được một con cá lớn. Ông chiến đấu kiên cường với con cá không chịu để từ bỏ một cách dễ dàng. Chiến đấu cho tới cùng không hề biết mệt. Hành trình ông lão đánh cá cũng là hành trình mà nhân dân lao động sáng tạo chinh phục thiên nhiên. Không những thế cái kết cuối cùng ông già không mang được con cá nguyên vẹn trở về nhà, tác giả tạo nên cái kết như vậy nhằm thể hiện quan niệm ở đời con người luôn chinh phục không ngừng nghỉ nhưng lại chẳng bao giờ đến đích cả. Nhà văn không bôi đen hiện thực nhưng thực tế thì lại rất đúng. Nhiều nhà phê bình cho rằng cuộc chiến đấu của ông già là cuộc chiến đấu của con người chống lại số phận.
Qua đây có thể thấy, Ông già và biển cả là tác phẩm tiêu biểu cho nguyên lý tảng băng trôi của nhà văn Hê-minh-uê. Truyện có nhiều yếu tố đặc sắc như miêu tả, cường điệu… nhưng nguyên lí tảng băng trôi vẫn là nét đặc sắc nhất.
TỪ KHOA TÌM KIẾM
DAC DIEM NGHE THUAT TRONG ONG GIA VA BIEN CA
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
NGHE THUAT DAC SAC TRONG ONG GIA VA BIEN CA
NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Leave a Reply