Phân tích nghệ thuật miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều

Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều

truyện Kiều, Thúy Kiều, Thúy Vân

Nguyễn Du được coi là đại thi hào của dân tộc bởi những đóng góp vô cùng to lớn của ông đối với nền văn học nước nhà. Đặc biệt, với kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) đã góp phần đưa văn học Việt Nam đến với độc giả của nhiều nước trên thế giới, đánh một dấu mốc quan trọng cho nền văn học Việt Nam trên bản đồ văn học đồ sộ của Thế giới. Nguyễn Du còn được coi là bậc thầy trong việc miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật. Ta có thể thấy điều này thông qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, khi nhà thơ Nguyễn Du đi miêu tả chân dung của hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân.

Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn có nguồn gốc từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả người TRung Quốc là Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng với tài năng và sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ, tác giả Nguyễn Du đã đưa Kim Vân Kiều truyện lên một tầm cao mới, từ một tác phẩm văn xuôi không mấy nổi bật trong văn đàn Trung Quốc trở thành một tác phẩm vô cùng nổi tiếng, không chỉ trong phạm vi của nền văn học Việt Nam mà còn vươn xa ra bên ngoài của Thế giới.

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ta có thể thấy được nghệ thuật tả người của NGuyễn Du vô cùng đặc sắc, sáng tạo. Trước hết, tác giả đã đi ngược lại với những quan niệm sáng tác của các tác giả trung đại xưa,  đó chính là coi thiên nhiên là chuẩn mực, qua đó đánh giá con người. Nhưng Nguyễn Du lại có cách quan niệm hoàn toàn mới mẻ, với ông thì những con người mới chính là vẻ đẹp, là những chuẩn mực của vũ trụ, thiên nhiên chỉ là phương tiện để khẳng định những giá trị chuẩn mực ấy.

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách Tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều thông qua những biểu tượng, những chuẩn mực về vẻ đẹp điển hình của thơ ca trung đại xưa là cây mai mà tuyết để làm nổi bật lên vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của hai chị em, đó chính là vẻ đẹp thanh cao, mảnh dẻ nhưng không kém phần duyên dáng, trong sáng, hồn nhiên của hai nàng Vân, Kiều.Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều chính là nghệ thuật ước lệ tượng trưng. Vẻ đẹp của Vân, Kiều được nhà thơ khắc họa, liên tưởng qua những hình ảnh của tự nhiên, đó chính là bút pháp ước lệ điển hình của văn học trung đại xưa. Cụ thể, khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du viết:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Thúy Vân được nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh của ánh trăng tròn đầy, đến vẻ đẹp trong sáng của tuyết. Để nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Vân cũng là dự đoán về tương lai của Thúy Vân, nhà thơ đã mượn hai hình ảnh mây, tuyết cùng với hành động “thua”, “nhường” để nói về tương lai bằng phẳng, yên ả của Thúy Vân ở đoạn đường phía trước.

Như vậy ta có thể thấy NGuyễn Du đã lồng ghép vào việc miêu tả những dự đoán, những cảnh báo về tương lai của hai chị em chứ không miêu tả một cách đơn thuần:

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Thúy Kiều có vẻ đẹp nổi bật hơn hẳn thúy Vân, đó là vẻ sắc sảo mặn mà của người con gái tài sắc hiếm có nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều đã vô tình vượt qua khuôn khổ của tự nhiên nên không tránh khỏi những đố kị, hờn ghen. Tương lai sóng gió, biến cố của Thúy Kiều được dự đoán trong ngay hình ảnh hoa ghen, liễu hờn.

Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều ta không chỉ thấy được bức chân dung sinh động của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân mà còn ghi nhận được bút pháp miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của đại thi hào NGuyễn Du.

Tham khảo thêm những bài viết có liên quan:

Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người trong Truyện Kiều

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều