Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Bà Cụ Tứ trong vợ Nhặt của Kim Lân.
Vợ Nhặt là một bài văn đã tái hiện lại khung cảnh xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945, với biết bao nhiêu biến cố của lịch sử, con người phải chịu nhiều đau khổ, nghèo đói, điển hình trong những con người đó là nhân vật bà Cụ Tứ.
Hình ảnh bà cụ Tứ xuất hiện trong tác phẩm thật nổi bật, với nhiều hình ảnh làm nổi bật lên sâu sắc toàn bộ cuộc sống, cũng như con người trong xã hội cũ, bà là người mẹ hết mực yêu thương người con của mình. Ngoài thương con bà còn thương người, bởi ngay trong hành động khi nhân vật Tràng đưa vợ về. Trong năm nghèo đói đó, nuôi chính bản thân còn không xong chứ đừng có nói đến việc yêu thương người khác, và bao bọc người khác, nhưng bà Cụ Tứ lại không hề phản đối trước hành động của Tràng, điều này chứng tỏ một điều rằng, bà Cụ Tứ cũng đang rất yêu thương và muốn bao bọc và bảo vệ cho con người, cùng bảo vệ và yêu thương những người có số phận nghèo khổ.
Trong khung cảnh nghèo đói, về nhà nhìn thấy người lạ trong nhà, thấy hình ảnh người phụ nữ, bà rất ngạc nhiên, khi được Tràng giới thiệu thì bà đã quay đi và dấu những giọt nước mắt trong khuôn mặt của mình. Giọt nước mắt của nhân vật bà Cụ Tứ thể hiện sự hạnh phúc của người làm mẹ, sự yêu thương đó biểu hiện trong tình cảm với người con trai, bà mong người con trai của mình được hạnh phúc, tình cảm đó thật chân thành da diết. Trong cái nghèo nhưng bà cụ Tứ vẫn luôn biết yêu thương và thể hiện tình cảm của mình đối với người con trai của mình, luôn mong điều tốt đẹp sẽ dành cho con của mình.
Những lời khuyên chân thành mà bà cụ Tứ dành cho con của mình cũng thể hiện sự lạc quan của bà đối với tương lai, một tương lai tươi sáng đang hướng đến, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp cho bà quên đi cái nghèo đói để hướng đến tương lai, bà quên đi nỗi khổ của cuộc sống đang đầy đọa lên con người, cái nghèo ám ảnh và vùi dập con người.
Những nghi lễ không có, một đám cưới được tổ chức trong sự nghèo đói, không có một lễ nghi nào. Bà cụ Tứ vẫn yêu thương, sáng vẫn dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, hình ảnh cháo cám mà bà chuẩn bị thể hiện hình ảnh một người mẹ tần tảo, luôn mong con hạnh phúc, một bữa cơm gia đình không phải cái gì đó cao xa, nhưng nó cũng thể hiện được tình cảm to lớn của người mẹ dành cho các con, tình yêu của sự yêu thương, bà luôn khuyên nhủ các con hướng đến một tương lai tươi sáng, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp nhất.
Hình ảnh bà cụ Tứ tần tảo, yêu thương người con của mình thể hiện đức tính cao quý của người mẹ, người luôn yêu thương và chăm sóc cho con của mình. Có lẽ tình cảm mà bà Cụ Tứ dành cho con của mình chứng tỏ, bà là người mẹ luôn hết mình vì các con, luôn yêu thương các con, và một mình luôn hết mình với con, để con được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Tác phẩm không chỉ dừng lại ở tình yêu thương của bà cụ Tứ đối với con, mà nó còn thể hiện tấm lòng nhân đạo mà con người dành cho nhau, nổi bật là hình ảnh bà Cụ Tứ dành tình cảm cho Vợ Tràng và Tràng, cả gia đình ba người vẫn luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tươi sáng.
Bài văn đã thể hiện một tình cảm nhân văn sâu sắc giữa con người với con người với nhau, ở đây con người đã biết yêu thương và đùm bọc với nhau để vượt qua mọi điều khó khăn và nghèo đói đang ám ảnh ở phía trước.
1 Comment