Phân tích nhân vật Cô Hiền trong truyện ngắn một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Em hãy phân tích nhân vật Cô Hiền trong truyện ngắn một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Nhà văn Nguyễn Khải là một trong những cây bút nổi tiếng với biệt tài truyện ngắn. Trong những sáng tác của ông, Một người Hà Nội là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất. Truyện được viết khi miền Bắc thống nhất và đang trong quá trình xây dựng đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong thời buổi khó khăn ấy, một người phụ nữ Hà Nội vẫn giữ cho mình những nét phẩm chất của người Hà Nội nói riêng và của người phụ nữ thức thời nói chung.

Trước hết nhân vật cô Hiền có một ngoại hình khá đẹp. Dù cô không còn trẻ nữa nhưng trông cô chẳng ai bảo già. Hơn thế nữa mặt cô rất giống những người tư sản mặc dù cô chẳng bao giờ bóc lột ai hay lấy không của ai cái gì. Có rất nhiều bà bạn hỏi cô sao không phải đi học tập nhưng thực tế các bà ấy không biết, nhà nước lại biết cô không phải tư sản. Ngày còn trẻ, cô được bố mẹ mở cho một phòng trà để tiếp khách văn chương, cô rất hoạt bát và nhanh nhẹn. Đến khi lấy chồng cô Hiền vẫn luôn tỏ ra là một người hiểu biết và có tầm nhìn xa trông rộng.

Đối với việc trong gia đình như nuôi con, cô quyết dừng sinh đẻ ở tuổi bốn mươi. Ngoài độ tuổi ấy là khoảng thời gian để cô và chồng nuôi dưỡng những đứa con của mình nên người. Có thể thấy cô Hiền sớm đã có ý thức về việc sinh con ra và trách nhiệm với con của mình, sớm tính toán được những việc cần làm chứ không cứ để hàng loạt như nhiều người khác. Việc đẻ thì cứ đẻ còn việc nuôi thì tính sau.

Đối với cách chọn chồng, cô Hiền vốn là người yêu thích văn chương và được tiếp xúc đàm đạo với biết bao nhiêu nghệ sĩ thế nhưng cô lại không chọn một trong số họ để kết duyên. Cô rất thực tế không mơ mộng xa vời. Cô chọn cho mình một ông chồng là thầy giáo dạy tiểu học, hiền lành chất phác.

Cô có quan niệm rất tân tiến trong quyền hạn của vợ chồng trong gia đình. Ở ngoài người chồng có thể có quyền hành nhưng về nhà thì vợ là nội tướng. Người vợ sẽ quyết định một số công việc trong gia đình. Người chồng của cô muốn mua máy in để làm thêm nhưng cô chỉ hỏi rằng ông có thể đứng máy được không thì tự khắc ông chồng bỏ ngay ý định đó. Trước khi quyết định việc gì cô đều cân nhắc.

Không những thế cô Hiền còn có lối dạy con rất tốt. Cô dạy con mình phải biết tự trọng khi mà bao nhiêu thanh niên cùng lứa tuổi lên đường tòng quân vì miền Nam ruột thịt thì mình cũng nên làm như thế. Cũng biết sống vì nhân dân vì đất nước này chứ không mải mê hạnh phúc cá nhân. Nếu ích kỉ sống cho mình trong thời buổi đất nước khó khăn như thế thì quả thật là điều đáng xấu hổ. Cô rất thương con mình và cũng sợ súng đạn vô tình ngoài kia. Thế nhưng cô muốn con cô trở thành một người có ích cho đất nước. Trong đời sống thương ngày cô dạy con từ những thứ nhỏ nhất như cầm đũa, múc canh…

Dù thời buổi kinh tế khó khăn nhưng cô Hiền vẫn giữ được sự ổn định của kinh tế gia đình. Cô giữ cho mình một gian hàng nhỏ để làm hoa giấy, những lãng hoa giấy đẹp và rất đắt hàng. Đã vậy thuế lại còn ít nên gia đình cô không phải đói như gia đình khác.

Như vậy qua đây ta có thể thấy cô Hiền giống như “một hạt bụi vàng” của Hà Nội. Tuy rất nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn, giá trị ở đây chính là phẩm chất và tính cách, suy nghĩ của cô. Cô Hiền xứng đáng là một người Hà Nội hiện đại biết cách sống, biết nuôi con, biết làm việc để lo cho gia đình nhỏ bé của mình.