Phân tích những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Đề bài: Phân tích những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người.

Bài làm

Cũng như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người cũng là chủ đề lớn của ca dao dân ca Việt. Xuyên thấm trong những câu hát, những lời đối đáp nhẹ nhàng mà sâu lắng ấy là bức tranh phong cảnh của từng vùng miền trên tổ quốc, nơi đó đong đầy tình cảm chân chất, sâu nặng, đầy tự hào về quê hương, đất nước, con người.

                                            Ở đâu năm của nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây?

     _                              Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

          Non sông tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước . Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Tả lại một cảnh đẹp mà em biết 

          Người ta “rủ nhau” chỉ khi họ có quan hệ gần gũi, thân thiết, có chung mối quan tâm và mong muốn được cùng làm việc gì đó. Bài ca là sự gợi rủ đến một loạt các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút. Tất cả đã gợi cho ta một địa điểm – hồ Gươm, một thắng cảnh thiên nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng là một di tích lịch sử văn hóa, biếu tượng của Hà Nội từ rất lâu đời. Nhắc đến hồ Gươm ta lại nhớ đến truyền thuyết Sự tích hồ Gươm , cùng với thủ pháp “gợi” đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng, vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Địa danh đó không chỉ gợi niềm tự hào về truyền thống lịch sử của thủ đô mà còn là lời nhắc nhở các thế hệ sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

          Cảnh đẹp xứ Huế trong bài ba được khắc họa qua những sắc màu tươi tắn, nên thơ như trong tranh vẽ “tranh họa đồ”. Bức tranh xứ Huế đâu đó vừa có nét khoáng đạt, vừa gần gũi thân quen. “Ai vô xứ Huế” vừa là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, vừa là một lời mời mọc niềm nở có hàm ý tự hào về cảnh đẹp xứ Huế và muốn chia sẻ giới thiệu nó với tất cả mọi người trên mọi miền tổ quốc.

          Cánh đồng là hình ảnh đặc trưng và không thể thiếu trong các bài ca dao Việt Nam bởi nó là biểu tượng của đất nước, của con người. Bài thơ thứ tư đã gợi ra hình ảnh cánh đồng mênh mông bát ngát, tô đậm cảm giác về không gian rộng lớn và tràn đầy sức sống. Hình ảnh người con gái nhỏ bé nhưng không hề bị chìm lấp trong cảnh quan rộng lớn ấy mà nổi bật lên như một vẻ đẹp được kết tinh từ sắc trời hương đất.

          Những bài ca dao sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật. Ngoài hình thức đối đáp, thể thơ lục bát còn có các biện pháp so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng,… làm tăng tác dụng gợi hình, tăng giá trị nội dung và nghệ thuật cho ca dao.

          Có thể nói, nội dung chính nhất, chung nhất và xuyên suốt những bài ca dao trên là hình ảnh đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, những di tích lịch sử văn hóa hay đơn thuần là hình ảnh cánh đồng thân quen với con người. Những hình ảnh đó đã thể hiện được niềm tự hào to lớn, lấp đầy, tình yêu quê hương đất nước, con người mãnh liệt, hài hòa mà sâu sắc của nhân dân ta trên mọi miền tổ quốc.

TU KHOA TIM KIEM:

NHUNG CAU HAT HAY VE TINH YEU QUE HUONG DAT NUOC

CAU HAT VE TINH YEU  QUE HUONG

CAU HAT VE DAT NUOC